(thitruongtaichinhtiente.vn) - Bài viết thông qua toàn cảnh Fintech Việt Nam 2019 – một năm bứt phá của Fintech Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị.

Ngày nhận bài: 3/11/2019 - Ngày biên tập: 4/11/2019 - Ngày duyệt đăng: 8/11/2019. Bài đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 22/2019

Tóm tắt: Dấu ấn lớn nhất cho năm 2019 đã có mặt khoảng hơn 150 công ty Fintech hoạt động khá đầy đủ trên các lĩnh vực dịch vụ tài chính:  trung gian thanh toán (chiếm khoảng 60,5%); gọi vốn cộng đồng (10,5%); Bitcoin/ Blockchain: (7,89%); POS/mPOS management (5,26%)... tại Việt Nam. Bài viết thông qua toàn cảnh Fintech Việt Nam 2019 – một năm bứt phá của Fintech Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị.

Từ khóa: Fintech, cơ chế thử nghiệm, khuyến nghị

Overview of Fintech Vietnam 2019

Abstract: The biggest milestone for Fintech in Vietnam in 2019 is the presence of more than 150 Fintech companies that are fully operating in financial services: payment intermediaries (accounting for about 60.5%); crowdfunding (10.5%); Bitcoin / Blockchain: (7.89%); POS / mPOS management (5.26%). The article brings an overview of Fintech Vietnam 2019 - a breakthrough year of Fintech Vietnam and offers some recommendations.

Key words: Fintech, regulatory sandbox, recommendations

Fintech có một thị trường đầy tiềm năng

Việt Nam là nền kinh tế năng động, hiện đang đứng trong tốp đầu của các nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn vừa qua trên 6%. Với gần 97 triệu dân trong đó phần lớn là độ tuổi dưới 35 tuổi – Người Việt Nam tiếp cận cái mới rất nhanh, nhất là sử dụng phương tiện công nghệ mới. Bên cạnh đó, thương mại điện tử của Việt Nam được dự báo tăng trưởng bình quân 43%/năm trong giai đoạn 2020 – 2025 (Goole – Temaska), gần 40 triệu lượt người mua bán.

Báo cáo Digital Marketing năm 2019 của WeareSocial và Hootsuite  cho biết, Việt Nam với dân số gần 97 triệu, trong đó có 66% dùng internet, 64% dùng mạng xã hội, 60% (58 triệu người) dùng smartphone. Tỷ lệ người dân dùng mạng xã hội vượt trội để xem các tin tức và trao đổi như Facebook chiếm 95%, youtube tới 94%... Người Việt dùng tới hơn 6 giờ một ngày để truy cập trên internet.

Trong tổng số 143,3 triệu thuê bao của người Việt, có tới 45% đăng ký mạng 3G&4G, có tới 2,7 tỷ lượt tải App ứng dụng và chi ra khoảng trên 161 triệu USD/năm để sử dụng các App.

4 NHTM nhà nước, 28 NHTM CP trong nước, 1183 QTDND, 4 tổ chức TCVM… sẽ là đối tác rất lớn, có nghiệp vụ chuyên nghiệp, có cơ sở dữ liệu khách hàng lớn là mảnh đất màu mỡ để Fintech có thể hợp tác chia sẻ và phát triển.

Môi trường vĩ mô ổn định và thể chế đang cải thiện nhanh, thuận lợi

Đảng, Nhà nước có những định hướng rõ về chính sách cho kinh tế số, kinh tế chia sẻ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ phát triển (Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019; Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ sinh thái khởi nghiệp; Quyết định 999/QQĐ-TTg ngày 12/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thúc đẩy kinh tế chia sẻ).

Khuyến khích đổi mới sáng tạo và hiện đại hóa trong lĩnh vực ngân hàng nhằm phổ cập tài chính đã được xác định trong dự thảo Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.Việc NHNN đang hoàn thiện để ban hành Thông tư quy định về kết nối ngân hàng mở (Open API) cũng sẽ tạo cú hích cho Fintech kết hợp với ngân hàng truyền thông để bứt phá.

2019 - một năm bứt phá của Fintech Việt Nam

Theo một lãnh đạo Vụ Thanh toán  (NHNN) dấu ấn lớn nhất cho năm 2019 là việc đã có mặt khoảng hơn 150 công ty Fintech hoạt động khá đầy đủ trên các lĩnh vực dịch vụ tài chính: trung gian thanh toán (chiếm khoảng 60,5%); gọi vốn cộng đồng (10,5%), Bitcoin/ Blockchain : (7,89%) ; POS/mPOS management (5,26%)... Trong lĩnh thanh toán có 5 công ty chiếm 95% thị phần hoạt động…

Mô hình kinh doanh của Fintech Việt Nam cho thấy xu hướng chủ yếu là kết hợp  tác với các ngân hàng ( tới 72%), dịch vụ mới hoàn toàn của riêng Fintech cũng như có sự chia sẻ theo mô hình Win Win (14%).

Fintech góp phần thúc đẩy tốt việc tăng tốc thanh toán không dùng tiền mặt qua intenet banking (tăng 19,5% so với năm 2017)  và Mobile banking (tăng tới 170% so với năm 2017), đóng góp lớn vào giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông (còn trên dưới 10%).

Dự kiến doanh  thu từ các Fintech năm 2019 đạt khoảng 9 tỷ USD, mang lại nhiều công ăn việc làm cho giới trẻ, nhất là thanh niên có khởi điểm tốt về kỹ năng IT.

Fintech thúc đẩy diện mạo mới của các ngân hàng Việt Nam trong phát triển mô hình ngân hàng số, gia tăng kênh tiếp cận tài chính cho người dân bằng công nghệ số.

Cần nhanh chóng có một cơ chế thử nghiệm cho Fintech Việt Nam

Để cụ thể hóa văn bản của Đảng, Chính phủ nêu trên, hiện tại NHNN đã trình lên Thủ tướng Chính phủ đề phê duyệt Đề án cơ chế thử nghiệm cho hoạt động của Fintech trong lĩnh vực ngân hàng (regulatory sandbox) với những nội dung chủ yếu như : Mục tiêu của đề án mà mấu chốt là khuyến khích đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, gia tăng phổ cập tài chính; xác định rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh; các điều kiện được xem  xét cho phép thử nghiệm; đồng thời cũng giới hạn thời gian thử nghiệm, phạm vi không gian điều chỉnh cũng như hạn mức cung ứng dịch vụ và số lượng khách hàng được phép cung cấp trong quá trình thử nghiệm nhằm hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng và xã hội.

NHNN cũng đã xác định rõ 3 bước để cùng các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ ban hành một Nghị định về cơ chế thử nghiệm cho hoạt động của Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.

Khuyến nghị

2 khuyến nghị với các Fintech: (i) Chiến lược nên chọn đối tác hợp tác là ngân hàng thương mại; (ii) Xây dựng hoặc nhắm tới một cơ sở dữ liệu khách hàng/khả năng kết nối.

5 khuyến nghị  với Chính phủ và các bộ, ngành: (i) Sớm phê duyệt Đề án cơ chế thử nghiệm cho hoạt động của Fintech trong lĩnh vực ngân hàng để NHNN có cơ sở tham mưu ra Nghị định; (ii) Hợp tác về số hóa dữ liệu dân cư (eKYC) và số liệu về nền kinh tế giữa các bộ, ngành; (iii) Chia sẻ thông tin (bảo đảm quyền riêng tư và mức độ chia sẻ); (iv) Dịch vụ chữ ký số/chứng thực/; (v) Luật về hợp đồng kinh tế (hợp đồng giao dịch điện tử/luật chung).

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Toàn cảnh Fintech Việt Nam 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO