Chuyện Nguyễn Ái Quốc ra báo Người cùng khổ

Học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Ngày đăng : 09:23, 21/06/2020

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Năm 1921 tại Paris (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà cách mạng châu Phi và Mỹ La tinh thành lập Hội liên hiệp thuộc địa với tuyên ngôn là đoàn kết, tổ chức nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh tự giải phóng. Sớm nhận rõ vai trò của báo chí, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với các đồng chí của mình thành  lập cơ quan ngôn luận của Hội, đó là tờ báo lấy tên là Người cùng khổ (Le Paria).

Để ra được tờ báo ti  Paris, lúc đầu Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí của mình đã lập ra Hội hợp tác người cùng khổ nhng người tham gia hi hp tác sẽ đóng cổ phn để ra tờ báo cùng tên. Trong một cuộc họp của Ban Thường vụ Hội liên hiệp thuộc địa, sau khi trình bày Điều lệ của Hội hợp tác, Nguyễn Ái Quốc đề nghị mỗi người tham gia sẽ đóng cổ phần là 100 phơ răng để hùn vốn ra báo. Tuy nhiên, do số người đóng cổ phần không đủ nên Hội hợp tác người cùng khổ đã không thành lập được. Nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn quyết tâm ra báo. Trong một lời kêu gọi gửi nhân dân các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc viết: Người cùng khổ là tờ báo đầu tiên có mục đích thực hiện nhiệm vụ đoàn kết nhân dân các nước thuộc địa với nhau, đoàn kết nhân dân các nước thuộc địa với nhân dân chính quốc đấu tranh chống kẻ thù chung. Để có thể thành công trong việc này, chúng tôi kêu gọi sự tận tâm của các bạn. Hãy gia nhập Hội hợp tác Người cùng khổ và hãy đặt mua dài hạn báo Người cùng khổ.

Với quyết tâm, Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của mình đã ra được số báo đầu tiên vào tháng 4/1922. Trong số đầu tiên đó có lời chào mừng bạn đọc như sau: “Trong lịch sử của quần chúng bản xứ các thuộc địa của Pháp, chưa có một tờ báo nào lập ra để kêu to sự thống khổ và s nghèo nàn chung của họ, không phân biệt xứ sở và chủng tộc. Báo Người cùng khổ ra đời do sự thông cảm chung của các đồng chí ở Bắc Phi, Trung Phi và Tây Phi thuộc Pháp, ở Madagascar, Đông Dương, Antilles và Guyam”.

Duy trì một tờ báo giữa Paris lúc đó, trong điều kiện vốn không có, giá cả ngày càng đắt đỏ, chính quyền Pháp thì gây áp lực và khó khăn, đòi hỏi Nguyễn Ái Quốc phải tốn nhiều công sức. Bằng mọi giá, Nguyễn Ái Quốc quyết tâm duy trì hoạt động của báo. Mỗi cuộc họp của Hội liên hiệp thuộc địa, của Tòa soạn, mọi người lại quyên góp tiền cho số báo sau. Trung ương Đảng Cộng sản Pháp khi đó quyết định giúp cho đảng bộ thuộc địa và Báo Người cùng khmi tháng 350 phơ răng. Riêng Nguyễn Ái Quốc ủng hộ rất đều cho báo mỗi tháng 25 phơ răng, Người nói với các đồng chí của mình: Chúng ta phi bng bt cứ giá nào làm cho tờ báo sng. Nó mất đi slà tổn hại to lớn đối với tổ chức, và nhất là đối với công tác tuyên truyền lúc này cần thiết hơn lúc nào hết. Trong một bản báo cáo gửi Ban Biên tập về hoạt động của báo, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi các đồng chí của mình tiếp tục quyên góp cho báo và dũng cảm bắt tay vào việc.

Là người phụ trách chính trong việc xuất bản Báo Người cùng khổ, Nguyn Ái Quc thực sự trở thành linh hồn của báo. Từ việc tổ chức ban biên tập, toà soạn, viết bài, sửa chữa, đưa đi in, rồi đem báo về toà soạn, gửi báo đi các thuộc địa, Nguyn Ái Quốc còn trực tiếp đi bán báo. Chuyện kể rằng khi đem báo đi bán Nguyễn Ái Quốc nói với các bạn đọc: báo này là báo biếu không các bạn, nhưng bạn nào có hảo tâm ủng hộ để số sau chúng tôi lại tiếp tục phục vụ các bạn. Bằng cách đó số tiền thu được nhiều khi còn hơn cả giá bán.

Nguyễn Ái Quốc đã mời được người bạn là đại văn hào Henri Barbusse - người đứng đầu tổ chức quốc tế các nhà văn tiến bộ - tham gia giúp đỡ cho báo. Hội Ánh sáng và tạp chí văn học do Henri Barbusse sáng lập đã nhường cho báo một phần ngôi nhà số 16 phố Jacques Calot cho Hội Liên hiệp thuộc địa đặt cơ quan ngôn luận của mình. Do đó khi mới ra đời báo Người cùng khổ có trụ sở tại đây, đến tháng 11/1922, trụ sở báo mới chuyển đến số 3 phố Marché des Patriarches, thuộc quận V, Paris. Địa chỉ này cũng đã trở thành trụ sở của Hội Liên hiệp thuộc địa, cũng là nơi Nguyễn Ái Quốc chuyển đến ở từ ngày 15/3/1923 đến ngày 13/6/1923, trước khi rời nước Pháp sang Liên Xô. Nguyễn Ái Quốc đã tiết kiệm được một ít tiền thuê nhà số 9 ngõ Compoint để thêm kinh phí cho Báo Người cùng khổ.

Nguyễn Ái Quốc còn có sáng kiến tổ chức buổi biểu diễn nghệ thuật lấy danh nghĩa là Hội Liên hiệp thuộc địa đứng ra vừa tuyên truyền ảnh hưởng của Hội, vừa có thêm tiền giúp cho Báo Người cùng khổ. Ở Paris lúc đó có nhóm nghệ sỹ cách mạng ly tên nhóm là "Nàng thơ đỏ”. Nhóm này thường có quảng cáo trên nhiều báo tại Paris: Nàng thơ đỏ sẵn sàng phục vụ các tổ chức tiến bộ bằng cách tham gia vào các cuộc vui của họ. Nguyễn Ái Quốc đã liên hệ với nhóm nghệ sỹ này và được nhóm nhận tổ chức buổi liên hoan nghệ thuật vào ngày 26/5/1923 tại Hội trường Thanh niên cộng hòa. Ba nghệ sỹ của nhóm “Nàng thơ đỏ” đã tới giúp Nguyễn Ái Quốc tổ chức, hôm đó Hội trường Thanh niên cộng hòa đã thực sự trở thành một buổi hội cách mạng và kêu gọi đấu tranh.

Trong 38 số báo Người cùng khổ ra trong 4 năm từ tháng 4/1922 đến tháng 4/1926, Nguyễn Ái Quốc có 34 bài, có cả những bài gửi đăng sau khi Người đã rời nước Pháp. Báo Người cùng khổ đã trở thành vũ khí chiến đấu, là diễn đàn để Nguyễn Ái Quốc và Hội liên hiệp thuộc địa tuyên truyền, tổ chức nhân dân thuộc địa đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

Với vai trò là chủ bút kiêm chủ nhiệm, thủ quỹ, xuất bản và liên lạc, Nguyễn Ái Quốc xứng đáng là linh hồn của báo và Hội liên hiệp thuộc địa. Công việc này đã gíúp cho Người có nhiều kinh nghiệm để ba năm sau đó, năm 1925 Người ra tờ báo cách mạng đầu tiên của nước ta - Báo Thanh Niên.

Nguyễn Thị Tình - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh