Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ có thể tăng thêm 633 triệu USD
Các Hiệp hội ngành, nghề - Ngày đăng : 10:00, 14/10/2020
|
Báo cáo xem xét những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao – những loại hàng hóa, dịch vụ đã được các doanh nghiệp đưa thêm vào những yếu tố nội địa. Trong bối cảnh các thị trường phục hồi từ ảnh hưởng của dịch COVID-19, báo cáo nhận định thương mại toàn cầu là yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng, trong đó nhấn mạnh vào các lĩnh vực có cơ hội tăng trưởng cao nhất.
Báo cáo cho biết, lĩnh vực bán lẻ và bán buôn của Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu sang Ấn Độ lớn nhất, ở mức 87 triệu USD.
Ấn Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ trong ASEAN. Với sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng sau dịch COVID-19, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ có thể đóng vai trò ngày càng quan trọng đối các doanh nghiệp quốc tế.
Các lĩnh vực khác của Việt Nam có nhiều cơ hội thương mại với Ấn Độ bao gồm: Giao thông vận tải và dịch vụ kho vận, vải cotton (bao gồm chỉ may, sợi và vải), dịch vụ hành chính văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác, các mặt hàng vải dệt kim.
Nỗ lực của Việt Nam và Ấn Độ nhằm thúc đẩy thương mại song phương đang mang đến những kết quả tích cực và thương mại giữa hai nước đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
Trong bối cảnh Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ có thể sẽ được tăng cường hơn nữa – nhất là khi Ấn Độ đang đầu tư gần 2 tỷ USD vào hơn 200 dự án tại Việt Nam.
Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á cho biết, nghiên cứu chỉ ra rằng Ấn Độ mang đến nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các cơ hội mới để thúc đẩy tăng trưởng một cách hiệu quả.
Theo ước tính, Ấn Độ có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng cao sang Việt Nam thêm 475 triệu USD mỗi năm, tương đương với mức tăng trưởng 12%.
Báo cáo Cơ hội Thương mại của Standard Chartered đánh giá các cơ hội thương mại giữa Ấn Độ với 10 thị trường đối tác quan trọng và xem xét các cơ hội này ở cấp độ ngành - cả khía cạnh hàng hóa lẫn dịch vụ.
Xem xét đến bối cảnh thế giới sau đại dịch COVID-19 khi các nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại, báo cáo so sánh kim ngạch xuất khẩu thực tế với kim ngạch xuất khẩu tiềm năng để tìm ra các cơ hội trong trung hạn.
Báo cáo cũng cho biết, tiềm năng tăng trưởng thương mại hàng năm giữa Ấn Độ và 10 quốc gia được nghiên cứu (Indonesia, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Pháp, Đức, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ) là 38 tỷ USD, trong đó: Tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu sang Ấn Độ của 10 thị trường là 21 tỷ USD; riêng các thị trường ASEAN được đề cập trong báo cáo (Indonesia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam), ước tính tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu sang Ấn Độ có thể đạt 10,7 tỷ USD. Ở chiều ngược lại tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ sang 10 quốc gia được nghiên cứu là 17 tỷ USD.
Nhóm 5 lĩnh vực có tiềm năng xuất khẩu cao từ Việt Nam sang Ấn Độ
Lĩnh vực |
Kim ngạch xuất khẩu thực tế (đơn vị triệu USD) |
Cơ hội tăng trưởng xuất khẩu (đơn vị triệu USD) |
Dịch vụ bán buôn và bán lẻ |
141 |
87 |
Dịch vụ vận tải và kho vận |
114 |
86 |
Vải cotton (bao gồm chỉ may, sợi và vải) |
14 |
78 |
Dịch vụ hành chính văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác |
18 |
67 |
Mặt hàng vải dệt kim |
10 |
36 |