WB dự báo giá dầu, vàng tăng mạnh trong năm 2021

Nhìn ra thế giới - Ngày đăng : 10:12, 15/05/2021

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Loạt hàng hóa trọng yếu như dầu, kim loại quý, nông sản… được dự báo tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Riêng giá dầu có thể đạt mốc 60 USD/thùng vào năm 2022.

Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo cập nhật về triển vọng thị trường hàng hóa. Đây là báo cáo định kỳ, được công bố hai lần trong một năm nhằm đánh giá thực trạng thị trường hàng hóa thế giới và triển vọng ngắn hạn.

Theo đó, giá cả hàng hóa tiếp tục phục hồi trong quý I/2021 với 4/5 số mặt hàng có mức giá cao hơn trước khi xảy ra đại dịch. Nguyên nhân là do kinh tế thế giới phục hồi sau một năm suy thoái trầm trọng do COVID-19 gây ra, triển vọng kinh tế sáng sủa hơn, các yếu tố đặc thù liên quan đến dầu thô, đồng và một số mặt hàng thực phẩm.

Diễn biến giá cả các mặt hàng tính theo giá năm 2010 (2010 = 100%)

 

Thực tế và dự báo (2010=100)

Thay đổi (1)

Thay đổi (2)

 

2018

2019

2020

2021

2022

2021

2022

2021

2022

Giá năng lượng

87

76

52

71

75

36,1

6,1

26,8

-5,9

Phi năng lượng (3)

85

82

84

100

97

19,0

-3,5

17,3

-5,0

Nông sản

87

83

87

99

100

13,5

1,0

12,1

-0,5

Đồ uống

79

76

80

81

83

1,4

1,6

0,3

0,5

Thực phẩm

90

87

92

108

109

17,1

0,9

15,6

-0,6

Dầu và các món ăn

85

77

90

116

117

29,0

0,9

27,2

-0,9

Ngũ cốc

89

89

93

106

107

13,8

0,9

12,3

-0,6

Thực phẩm khác

99

98

95

100

101

5,2

0,9

4,2

-0,1

Nguyên liệu thô

81

78

78

85

86

9,8

0,9

8,1

-0,8

Phân bón

82

81

73

93

88

27,5

-5,0

23,9

-8,2

Khoáng sản

83

78

79

103

91

30,4

-12,1

28,3

-13,4

Kim loại quý

97

105

134

134

125

0,1

-6,8

3,8

-4,9

Giá dầu ($/thùng) (4)

68

61

41

56

60

35,7

7,1

28,4

-6,5

Giá vàng ($/oz)

1.269

1.392

1.770

1.700

1.600

-4,0

-5,9

-2,0

-3,5

Nguồn: WB tháng 4/2021

(1): Tăng/giảm (%) so với năm trước;

(2): Tăng/giảm so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2020;

(3): Không tính giá kim loại quý;

(4): giá trung bình của ba loại dầu: Brent, Dubai, và WTI

Tuy nhiên, triển vọng này phụ thuộc nặng nề vào tiến triển trong việc kiềm chế đại dịch, cũng như các giải pháp hỗ trợ tại các nước phát triển và quyết định sản lượng tại những nước sản xuất hàng hóa chủ chốt.

Trong quý I/2021, giá cả các mặt hàng năng lượng tăng 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Sau khi giảm kỷ lục, giá dầu thô phục hồi nhanh nhất và lên đến gần 70 USD/thùng vào giữa tháng 3/2021, trước khi giảm trở lại xuống mức giá 63 USD/thùng vào nửa đầu tháng 4/2021. Mặc dù nhu cầu về dầu thô giảm khoảng 5% so với năm 2019, nhưng giá dầu phục hồi mạnh, do sản lượng dầu thấp hơn sản lượng dự kiến mà Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác nhất trí cắt giảm, triển vọng kinh tế lạc quan hơn, cộng với gói kích thích 1,9 nghìn tỷ USD tại Mỹ. Tương tự, giá than tăng 30% so với cùng kỳ năm trước và tăng gần gấp đôi kể từ tháng 8/2020, chủ yếu là do nguồn cung rối loạn. Cùng xu hướng trên, giá khí đốt tự nhiên cũng tăng 1/3 so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá cả hàng hóa phục hồi với 4/5 số mặt hàng đạt mức giá cao hơn trước khi xảy ra đại dịch.

Trong tương lai, giá dầu được dự báo sẽ đạt mức giá trung bình 56 USD/thùng trong năm 2021, tăng trên 1/3 so với năm trước, sau đó tiếp tục tăng nhẹ lên mức giá 60 USD/thùng vào năm 2022 cùng với xu hướng tăng nhu cầu, ghi nhận mức tăng đáng kể so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2020. Điều chỉnh này phản ánh triển vọng kinh tế lạc quan trên toàn cầu, sản lượng dầu của OPEC và các nước đối tác tăng dần ở mức cao hơn so với kỳ vọng trước đây. Tuy nhiên, nếu đại dịch tiếp tục bùng phát, nhu cầu sẽ sụt giảm mạnh, và gây áp lực giảm giá dầu.

Cùng với xu hướng tăng giá năng lượng, trong quý I/2021, giá cả các mặt hàng phi năng lượng tăng 12% so với cùng kỳ năm trước (sau khi tăng 10% trong hai quý trước đó), ghi nhận 11 tháng tăng liên tiếp sau khi chạm đáy vào tháng 4/2020. Nhờ nhu cầu cải thiện tại hầu hết các nước trên thế giới, giá kim loại cơ bản và quặng sắt tăng 16%. Giá kim loại cũng nhận được sự hỗ trợ của xu hướng từ bỏ dần năng lượng hóa thạch, và xu hướng chuyển dịch này làm tăng nhu cầu về kim loại. Ngoài ra, rối loạn về nguồn cung kim loại đồng (tại Peru, Chilê) và quặng sắt (tại Australia) đẩy giá hai mặt hàng này tăng cao. Giá cả các mặt hàng phi năng lượng được dự báo sẽ tăng 19% trong năm 2021, sau đó giảm nhẹ vào năm 2022.

Về triển vọng, giá kim loại được dự báo tăng gần 30% trong năm nay, sau đó giảm trở lại vào năm 2022, khi các nước rút dần các gói kích thích tăng trưởng và rối loạn nguồn cung được xử lý. Rủi ro đối với dự báo tùy thuộc vào các chương trình kích thích kinh tế tại những nền kinh tế lớn. Nếu Trung Quốc cắt giảm các gói kích thích nhanh hơn kỳ vọng, nhu cầu sẽ sụt giảm đáng kể, trong khi kế hoạch mở rộng chi tiêu hạ tầng tại Mỹ có thể tiếp tục hỗ trợ kim loại tăng giá, bao gồm nhôm, đồng, và quặng sắt.

Hầu hết các mặt hàng nông nghiệp tăng đáng kể, đặc biệt là thực phẩm các loại, một phần do nhu cầu về ngô và đậu nành tại Trung Quốc tăng vững (liên quan đến xu hướng tái bùng phát dịch tả lợn châu Phi và tăng dự trữ phòng ngừa), thiếu hụt nguồn cung tại Nam Mỹ (liên quan đến hiện tượng La Niña) và tại Mỹ. Trong khi khả năng cung ứng trên thị trường thực phẩm toàn cầu vẫn dồi dào, giá thực phẩm tại một số nước ghi nhận xu hướng tăng rõ rệt. 

Giá các các mặt hàng nông sản được dự báo tăng gần 14% trong năm nay, và được kỳ vọng sẽ ổn định trong năm 2022. Do sản lượng đạt thấp, bao gồm đậu nành, ngô, dầu cọ, nên một số mặt hàng tăng giá mạnh. Tuy nhiên, nguồn cung tại đa phần các thị trường thực phẩm thế giới vẫn tương đối ổn định. Mặc dù nguồn cung dồi dào, an ninh lương thực toàn cầu vẫn là mối lo ngại, khi Covid-19 đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế và đẩy thêm 130 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo và thiếu dinh dưỡng triền miên lên tổng cộng khoảng 270 triệu người trên toàn thế giới. Trong khi đó, COVID-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong năm 2021-2022, khi có thêm nhiều quốc gia phải đối mặt với khó khăn ngày càng tăng về lương thực, đảo ngược những thành quả trước đây.

Báo cáo cũng tập trung nghiên cứu tác động của các cú sốc kinh tế đến giá cả các mặt hàng kim loại, do kim loại (nhất là đồng và nhôm) là nguồn thu chủ yếu từ hoạt động xuất khẩu của 35% số nước đang phát triển và mới nổi (EMDEs), và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và qua đó góp phần giảm đói nghèo. Do giá kim loại chịu sự chi phối của nhu cầu trên toàn cầu, những quốc gia này có thể phải đối mặt với khó khăn rất lớn bắt nguồn từ nguy cơ suy thoái toàn cầu, có thể châm ngòi cho xu hướng giảm giá kim loại và nguồn thu xuất khẩu. Giá kim loại tăng trong thời gian qua đã giúp những quốc gia này tăng thu đáng kể, nhưng cơ hội này chỉ mang tính nhất thời.

Nguồn: WB tháng 4/2021

Xuân Thanh