Công bố Bộ phân loại ASEAN cho tài chính bền vững
Ngân hàng Xanh và Phát triển bền vững - Ngày đăng : 18:20, 11/11/2021
Cùng với Phiên họp thứ 26 của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Hội đồng Phân Loại Tài chính Bền vững ASEAN (ASEAN Taxonomy Board) đã công bố Phân loại ASEAN cho tài chính bền vững ASEAN (ASEAN Taxonomy) - Phiên bản 1.
Theo đó, Phiên bản 1 sẽ cung cấp một bộ khung cho các cuộc thảo luận với các bên liên quan trong khu vực công và khu vực tư nhân để cùng nhau xây dựng và hoàn thiện ASEAN Taxonomy. ASEAN Taxonomy đóng vai trò như một điểm tham chiếu để hướng dẫn các nguồn vốn và tài trợ cho các hoạt động có thể giúp thúc đẩy sự chuyển đổi hệ thống cần thiết cho khu vực.
ASEAN Taxonomy là sáng kiến hợp tác giữa bốn nhóm công tác ASEAN, là những nhóm công tác thành lập nên Hội đồng Phân loại Tài chính bền vững ASEAN, bao gồm: Diễn đàn Thị trường Vốn ASEAN (ACMF), Hội nghị các Cơ quan Quản lý Bảo hiểm ASEAN (AIRM), Ủy ban Cấp cao ASEAN về Hội nhập Tài chính (SLC), Ủy ban Công tác ASEAN về Phát triển Thị trường Vốn (WC-CMD).
Đây là sự nối tiếp các sáng kiến tài chính bền vững đã được các nhóm thực hiện trước đây, như các Tiêu chuẩn Trái phiếu Xanh, Trái phiếu Xã hội, và Trái phiếu Bền vững, các Nguyên tắc Ngân hàng Bền vững ASEAN.
ASEAN Taxonomy thể hiện cam kết tập thể của các nước thành viên ASEAN trong việc chuyển đổi hướng tới một khu vực phát triển bền vững. ASEAN Taxonomy được thiết kế để trở thành một hệ thống phân loại toàn diện và đáng tin cậy cho các hoạt động bền vững và sẽ là một trong những nền tảng quan trọng trong việc thu hút đầu tư và dòng tài chính vào các dự án bền vững trong khu vực.
ASEAN Taxonomy bao hàm các khát vọng và mục tiêu quốc tế, đồng thời xem xét các nhu cầu riêng của khu vực và nhờ đó sẽ mang tính bao trùm và có lợi cho tất cả các nước thành viên ASEAN. Để phục vụ cho sự đa dạng của các nước thành viên ASEAN, Hội đồng Phân loại Tài chính bền vững ASEAN đã quyết định theo phương pháp tiếp cận nhiều cấp với hai phần chính, gồm Khung Nền tảng dựa trên các nguyên tắc đưa ra đánh giá định tính của các hoạt động, và Khung Tiêu chuẩn Bổ sung với các thông số và ngưỡng để đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện cao hơn về đầu tư và các hoạt động xanh.
Các mục tiêu môi trường và các tiêu chí thiết yếu, cũng như sơ đồ ra quyết định theo lĩnh vực bất khả tri tạo nên khung nền tảng được thiết kế để có thể áp dụng dễ dàng cho tất cả các nước thành viên ASEAN cũng như các bên liên quan trong lĩnh vực tài chính và các doanh nghiệp kinh doanh. Đối với các nước thành viên ASEAN và các bên liên quan cần thêm hướng dẫn, Tiêu chuẩn Bổ sung, sẽ bao gồm các tiêu chí sàng lọc kỹ thuật và các ngưỡng có thể định lượng được cho các hoạt động trong các lĩnh vực trọng tâm được lựa chọn khi được hoàn thiện, được áp dụng dựa trên sự sẵn sàng.