Thúc đẩy tương lai của điện khí LNG tại Việt Nam

Công nghệ - Ngày đăng : 10:14, 09/03/2022

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Lượng khí thải CO2 toàn cầu vẫn đang tăng lên trong khi năng lượng tái tạo lại không ổn định do thời tiết. Sự gia tăng nhanh chóng của các nhà máy nhiệt điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ mang đến nguồn điện chủ yếu bổ sung cho lưới điện và đáp ứng nhu cầu điện của Việt Nam.

Điện khí LNG ngày một nhận được sự quan tâm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA), ngành điện Việt Nam đang được chứng kiến một làn sóng các nhà đầu tư bày tỏ quan tâm chưa từng có trong lịch sử.

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, việc có 24 dự án điện khí LNG được ghi trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII nếu được thông qua sẽ dẫn tới việc các nhà máy phủ kín dọc theo suốt chiều dài bờ biển Việt Nam và các nhà máy sẽ theo cùng một cấu hình; “một trung tâm điện lực (nhà máy điện), một kho cảng nhập LNG và tái hóa khí.”

Tuy nhiên, trên thực tế, dù LNG có thể là giải pháp vượt trội hơn so với các nguồn nhiên liệu hóa thạch khác cả về hiệu suất và giảm phát thải CO2, cả hai lợi thế cạnh tranh này lại phụ thuộc nhiều vào công nghệ. Trong bối cảnh đó, các tuabin thế hệ H đã được kiểm chứng của GE là giải pháp phù hợp để phát triển các nguồn nhiên liệu thay thế như LNG, có thể hỗ trợ cho năng lượng tái tạo và cắt giảm phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả.

Thế hệ tuabin mới nhất của GE cho phép chi phí vốn thấp rõ rệt

GE cho biết, Tuabin linh hoạt 9HA - thế hệ tuabin mới nhất của GE - có khả năng hỗ trợ sản xuất năng lượng sạch và ổn định hơn từ các nhiên liệu thay thế là một công nghệ như vậy. Thế hệ tuabin mới nhất của GE cho phép chi phí vốn thấp rõ rệt, chuyển đổi nhiên liệu dễ dàng và tuổi thọ động cơ cao.

Lượng khí thải CO2 toàn cầu vẫn đang tăng lên trong khi năng lượng tái tạo lại không ổn định do thời tiết. Sự gia tăng nhanh chóng của các nhà máy nhiệt điện khí LNG sẽ mang đến nguồn điện chủ yếu bổ sung cho lưới điện và đáp ứng nhu cầu điện của Việt Nam. Trong đó, các tuabin 9HA của GE có khả năng giảm khí nhà kính – nhân tố quan trọng được quy định cho lĩnh vực năng lượng.

Theo dự tính của GE Power, đã có 24 các dự án LNG đã được lên kế hoạch ở châu Á – Thái Bình Dương. Nhu cầu dự kiến về hiệu quả của nhà máy tích hợp LNG là 60 triệu tấn một năm. Đặc biệt, sản lượng tính đến năm 2025 của các dự án đã lên kế hoạch là 23 GW, con số này dự kiến sẽ tăng lên 84 GW vào năm 2035.

Tiềm năng của LNG là không thể phủ nhận cho dù có những vấn đề về thủ tục, nhập khẩu và đàm phán PPA khiến cho quá trình đưa LNG vào các nhà máy nhiệt điện chậm. Khi được dùng với các tuabin phù hợp, LNG được kỳ vọng sẽ dẫn đầu trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam, đáp ứng một phần lớn công suất điện theo nhu cầu dự kiến vào năm 2030.

T.H