IMF công bố tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế

Nhìn ra thế giới - Ngày đăng : 07:30, 02/07/2022

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Ngày 30/6/2022, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo cập nhật về tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế tính đến cuối quý I/2022.

Dữ liệu này được tổng hợp từ 149 báo cáo của các quốc gia thành viên và phi thành viên IMF cùng những thực thể khác có nắm giữ ngoại hối quốc tế. Dự trữ ngoại hối bao gồm ngoại tệ, vàng, tiền gửi ngoại tệ, trái phiếu kho bạc và chứng khoán khác của chính phủ, v.v...

Cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc tế (tỷ USD)

 

Năm 2021

Quý I/2022

 

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Giá trị

Tỷ trọng

Tổng dự trữ

12.578,75

12.809,20

12.808,80

12.920,96

12.550,12

-

Dự trữ đã phân bổ

11.730,64

11.946,28

11.970,53

12.050,41

11.679,66

100%

USD

6.971,79

7.070,33

7.092,63

7.092,99

6.877,56

58,88%

EUR

2.404,80

2.458,88

2.456,73

2.480,55

2.342,91

20,06%

CNY

293,33

314,81

321,26

337,23

336,39

2,88%

JPY

686,30

672,20

679,68

664,58

625,68

5,36%

GBP

554,28

560,90

558,60

578,77

580,62

4,79%

AUD

214,89

218,44

214,24

221,30

225,48

1,93%

CAD

250,01

270,01

264,27

286,90

287,34

2,46%

SWF

19,44

23,13

23,77

21,20

26,31

0,23%

 Đồng tiền khác

335,82

357,57

359,36

366,88

377,37

3,23%

Dự trữ chưa phân bổ

848,11

862,92

858,27

870,55

870,46

-

Nguồn: IMF tháng 6/2022

Tính đến cuối Quý I/2022, tổng dự trữ ngoại hối quốc tế đạt trên 12.550 USD, phần lớn dự trữ dưới dạng USD do đồng tiền này được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch thanh toán quốc tế. Trong đó, dự trữ đã phân bổ chiếm gần 11.680 tỷ USD (93,06%), còn lại là dự trữ chưa phân bổ (trên 870 tỷ USD). Trong số dự trữ ngoại hối đã phân bổ, USD tiếp tục chiếm vị thế áp đảo với giá trị gần 6.878 tỷ USD, nhưng tỷ trọng tiếp tục giảm xuống còn 58,88%. Đứng thứ hai là EUR, với giá trị gần 2.343 tỷ USD (20,06%). Tiếp đến là yên Nhật, với giá trị gần 626 tỷ USD (5,36%); bảng Anh, với giá trị 581 tỷ USD (4,97%); v.v...

Theo thống kê của Wikipedia, top 10 quốc gia nắm giữ dự trữ ngoại hối quốc tế bao gồm: Trung Quốc với 3.480 tỷ USD; Nhật Bản (1.376 tỷ USD); Thụy Sỹ (1.033 tỷ USD); CHLB Nga (630 tỷ USD); Ấn Độ (599 tỷ USD); Đài Loan \ với 546 tỷ USD (tính đến cuối năm 2021); Hồng Kông (504 tỷ USD); Ả rập Xê út (451 tỷ USD); Hàn Quốc (499 tỷ USD); Singapore (365 tỷ USD).

Mặc dù không cần phải duy trì dự trữ ngoại hối quốc tế, song Mỹ vẫn duy trì một lượng dự trữ ngoại hối khiêm tốn với 247 tỷ USD (tính đến ngày 25/3/2022).

Tính đến tháng 2/2022, dự trữ ngoại hối của CHLB Nga vào khoảng 630 tỷ USD, phần lớn là USD và vàng. Tuy nhiên, sự lệ thuộc vào vàng trong bối cảnh kinh tế giảm tốc được cho là rủi ro rất lớn do lượng vàng này không đủ để trang trải nhu cầu của quốc gia. Dự trữ vàng cũng tiềm ẩn rủi ro, và chỉ có giá trị khi cá nhân hay đối tác nào đó sẵn sàng chấp nhận thanh toán bằng vàng. Quyết định của các nước G7 về chấm dứt mua vàng của CHLB Nga có thể sẽ nhấn chìm giá vàng, tạo ra cơ hội cho những thực thể giàu có tranh thủ mua vào, nhất là khi giá vàng chạm đáy.

Nguồn: IMF, Investopedia, Wikipedia

Xuân Thanh