Tổng thống Biden quyết định sẽ giải phóng thêm 10 triệu thùng dầu sau khi OPEC + cắt giảm sản lượng
Nhìn ra thế giới - Ngày đăng : 20:03, 09/10/2022
Quyết định của Tổng thống Biden được đưa ra sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC +) thông báo sẽ cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày. Quyết định này đã gây thêm áp lực lên nguồn cung năng lượng toàn cầu. Nguồn dự trữ khẩn cấp của Mỹ đã ở mức thấp nhất kể từ năm 1984, do đó một số chuyên gia lo ngại về những tác động lâu dài lên nền kinh tế nước này.
Trong khi đó, giá xăng tại Mỹ đang tăng trở lại. Giá khí đốt đạt mức cao kỷ lục 5,02 USD/gallon vào tháng 6 sau khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, nhưng vài tháng trở lại đây, chuỗi giá giảm mạnh trong 99 ngày do lo ngại suy thoái và giá dầu giảm.
Tuy nhiên, ngay cả trước khi OPEC + tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng khai thác dầu, giá khí đốt đã bắt đầu nhích lên trở lại vào cuối tháng 9. Điều này có thể là do sự kết hợp của nhu cầu ngày càng tăng, các vấn đề về nhà máy lọc dầu và các động thái châu Âu đối với dầu của Nga.
Với quyết định gần đây của OPEC +, giá khí đốt dự kiến sẽ còn leo thang hơn nữa. OPEC + cho biết, việc cắt giảm sản lượng được thực hiện do “sự không chắc chắn xung quanh triển vọng thị trường dầu và kinh tế toàn cầu”.
Tính đến ngày 7/10, giá khí đốt trung bình trên toàn quốc là 3,89 USD/gallon, cao hơn khoảng 10 cent so với tuần trước.
Vài giờ sau thông báo của OPEC +, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden không đồng tình trước quyết định của OPEC + trong việc cắt giảm hạn ngạch sản xuất khi nền kinh tế toàn cầu vẫn đang chịu ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga và Ukraine.
Thông cáo báo chí lưu ý rằng, 10 triệu thùng dầu sẽ được rút khỏi SPR và Bộ trưởng Năng lượng sẽ xem xét các lựa chọn khác để tăng sản lượng trong nước. Tổng thống Biden cũng kêu gọi các công ty khí đốt tiếp tục hạ giá khí đốt.
Kể từ tháng 3, Bộ Năng lượng đã giải phóng 160 triệu thùng dầu thô - hơn một phần tư kho dự trữ, rút kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược xuống mức thấp nhất trong 4 thập kỷ. Theo dữ liệu của Bộ, tính đến ngày 30/9, kho dự trữ đã giảm xuống còn 416 triệu thùng.
Trước đó, vào tháng 11/2021, Hiệp hội Dầu mỏ Độc lập Hoa Kỳ (IPAA) đã phản đối mạnh mẽ việc khai thác các kho dự trữ dầu để đối phó với vấn đề giá khí đốt. Mối quan tâm của Hiệp hội là việc cạn kiệt nguồn dự trữ khẩn cấp có thể khiến Mỹ gặp rủi ro nếu nguồn cung dầu toàn cầu hoặc trong nước sụt giảm thấp ở mức nguy hiểm trước khi nguồn cung phục hồi. Bên cạnh đó, IPAA cũng khuyến nghị tăng cường sản xuất khí đốt tự nhiên trong nước và giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng, nguồn vốn hạn chế và áp lực của nhà đầu tư trong việc thúc đẩy lợi nhuận.