Xem xét ý nghĩa một số tiêu chí đổi mới sáng tạo với tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu - Trao đổi - Ngày đăng : 08:32, 31/10/2022
Tóm tắt: Nghiên cứu xem xét giả định đồng liên kết trong phân tích chuỗi thời gian, ứng dụng trong việc phân tích mối quan hệ lâu dài và cân bằng giữa hoạt động đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ (bao gồm Việt Nam) trong giai đoạn 2008–2018. Nghiên cứu này sử dụng 6 chỉ số khác nhau về đổi mới sáng tạo: (i) số lượng bằng sáng chế của người cư trú, (ii) số lượng bằng sáng chế của người không cư trú, (iii) Số lượng ứng dụng thương mại đăng ký nhãn hiệu của người cư trú, (iv) số lượng ứng dụng thương mại đăng ký nhãn hiệu của người không cư trú, (v) quy mô xuất khẩu công nghệ cao và (vi) số lượng các bài báo trên tạp chí khoa học và kỹ thuật để xem xét mối quan hệ lâu dài với tăng trưởng kinh tế.
Sử dụng kỹ thuật đồng liên kết, nghiên cứu tìm thấy các bằng chứng đáng tin cậy về mối quan hệ lâu dài giữa đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế. Hàm ý học thuật trong việc thiết kế chính sách của nghiên cứu này là các quốc gia nên nhận ra sự khác biệt cũng như mối liên hệ trong đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế để duy trì sự phát triển bền vững của các quốc gia.
Consider meanings of some innovation criteria to economic growth
Abstract: The research examines the cointegration assumption in time series analysis, its application in analyzing the long-run and balanced relationship between innovation and economic growth in 22 countries and territories (including Vietnam) in the period 2008–2018. This study uses six different indicators of innovation: (i) number of patents by residents, (ii) number of patents by non-residents, (iii) number of applications ttrademark registration by residents, (iv) Number of commercial applications for trademark registration by non-residents, (v) size of high-tech exports, and (vi) number of articles on scientific and technical journal to examine the long-term relationship with economic growth.
Using the technique of cointegration, the research finds credible evidence of a long-term relationship between innovation and economic growth. The academic implication in the policy design of this research is that countries should recognize the differences and linkages in innovation and economic growth in order to maintain their sustainable development.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tại sao một số nước tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm, trong khi những nước khác lại trì trệ? Tại sao một số nước phát triển nhanh hơn những nước khác? Lý thuyết Solow (1956) và Romer (1990) bắt đầu đã mất đà, để lại một số câu hỏi quan trọng chưa được trả lời. Các lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển và tăng trưởng nội sinh, tiến bộ công nghệ được cho là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, tuy vậy kiến thức mới được chuyển thành hiệu quả kinh tế vượt trội như thế nào chưa được giải thích thực nghiệm rõ ràng, và liệu rằng động lực này có thực sự lớn.
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đã chú ý đến việc xem xét mối liên hệ giữa đổi mới sáng tạo, tinh thần kinh doanh và kết quả tăng trưởng kinh tế. Trong bài viết này, chúng tôi đặc biệt xem xét mối liên hệ giữa đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế. Đổi mới sáng tạo được coi là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế (Andergassen và cộng sự 2009; Bae và Yoo 2015; Mansfield 1972; Nadiri 1993; Romer 1986; Santacreu 2015; Solow 1956), đặc biệt là kể từ công trình đầu tiên của Schumpeter (1911). Đổi mới sáng tạo ảnh hưởng đến nền kinh tế theo nhiều kênh, chẳng hạn như tăng trưởng kinh tế, khả năng cạnh tranh toàn cầu, hệ thống tài chính, chất lượng cuộc sống, phát triển cơ sở hạ tầng, việc làm, mở cửa thương mại, và do đó, tạo ra tăng trưởng kinh tế cao.
Tất cả các nghiên cứu trên hầu hết tập trung vào tác động của đổi mới sáng tạo hướng tới tăng trưởng kinh tế, chỉ ra cách tiếp cận theo đổi mới sáng tạo tạo ra tăng trưởng, nhưng trên thực tế, tác động này chưa được đánh giá thực nghiệm về mức độ. Bài viết tìm hiểu tầm quan trọng của mối liên kết giữa đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế, bằng cách nghiên cứu mức độ đổi mới sáng tạo có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế hay không. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận quan hệ đồng liên kết để xem xét các động lực giữa đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế đối với một mẫu gồm 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập dữ liệu của chúng tôi sử dụng là từ năm 2008 tới năm 2018.
Nội dung bài viết bao gồm: Cơ sở lý thuyết; Sơ lược về đổi mới sáng tạo ở các nước và vùng lãnh thổ được chọn; Phương pháp nghiên cứu, các giả thuyết, biến số, cấu trúc dữ liệu và mô hình được đề xuất; Kết quả và thảo luận và phần Kết luận.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nhằm đo lường mối liên hệ giữa hoạt động đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế, chúng tôi dựa trên lý thuyết cơ bản về thay đổi kỹ thuật nội sinh được phát triển bởi Romer (1990), Grossman và Helpman (1991), và Aghion và Howitt (1992). Theo khung lý thuyết này, các hoạt động đổi mới sáng tạo cho phép một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh, và theo đó, mức độ mở rộng của các hoạt động đổi mới sáng tạo quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, cả trực tiếp và gián tiếp thông qua các yếu tố kinh tế vĩ mô khác.
SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Ở CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐƯỢC CHỌN
Hoạt động đổi mới sáng tạo có thể được thể hiện theo nhiều tiêu chí, tuy nhiên, chúng tôi sử dụng 6 loại tiêu chí đổi mới khác nhau trong nghiên cứu này, bao gồm:
Bảng 1: Định nghĩa biến
Định nghĩa bởi Ngân hàng Thế giới |
Bảng 2: các chỉ tiêu đổi mới sáng tạo của các nước và vùng lãnh thổ, bình quân giai đoạn 2008-2018
|
Bảng 2 cung cấp tình trạng chung của các chỉ số đổi mới sáng tạo ở các nước và vùng lãnh thổ. Các chỉ tiêu đổi mới sáng tạo được quan sát trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2018.
Những điểm nổi bật của trạng thái các chỉ số đổi mới sáng tạo này như sau.
- Thứ nhất, hầu hết các chỉ số đổi mới sáng tạo đều đặc biệt cao tại một số nước và vùng lãnh thổ (gồm: Trung Quốc, Đông Á - Thái Bình Dương, Nhóm các nước thu nhập cao, Nhóm dân số già, Nhóm thu nhập trên trung bình) so với các nước và khu vực khác.
- Thứ hai, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhóm dân số già và khu vực Đông Á có đặc trưng tỉ lệ xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao, cao hơn các nước và vùng lãnh thổ còn lại.
- Thứ ba, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu của người không cư trú trực tiếp thường cao hơn số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu của người cư trú trực tiếp.
- Thứ tư, số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế của người không cư trú trực tiếp cũng cao hơn đơn xin cấp bằng sáng chế của người cư trú.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(a) Chúng tôi sử dụng một lượng lớn các quốc gia (22 nước và vùng lãnh thổ), trong một khoảng thời gian gần đây nhất có thể thu thập (2008 – 2018: 11 năm), và với mong muốn các bộ chỉ tiêu gắn với hoàn cảnh mà dữ liệu của Việt Nam là có thể thu thập được.
(b) Chúng tôi sử dụng các công cụ kinh tế lượng và một số phương pháp tiếp cận thực nghiệm để trả lời các câu hỏi liên quan đến bản chất của mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế.
Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các thước đo đầu vào cho hoạt động đổi mới sáng tạo như chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển hoặc sử dụng các thước đo kết quả đầu ra cho hoạt động đổi mới sáng tạo như bằng sáng chế, nhưng trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cả hai loại chỉ số (đầu vào và đầu ra) để điều tra mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế.
Về mặt thực nghiệm, chúng tôi sử dụng hai biến số: tăng trưởng kinh tế (biến GDP) và đổi mới sáng tạo (biến INN được sử dụng làm đại diện cho 6 chỉ số đổi mới sáng tạo khác nhau, PAR, PAN, TAR, TAN, HTE và STJ.
Chúng tôi lấy mẫu của 22 quốc gia và vùng lãnh thổ để điều tra tính hợp lệ của giả thuyết. Dữ liệu được thu thập hàng năm trong giai đoạn 2008 đến 2018 từ Các Chỉ số Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới; báo cáo phân tích đồng liên kết cho dữ liệu bảng (Bảng 3).
Bảng 3: mô tả hình thái có thể có tác động của các hoạt động đổi mới sáng tạo tới tăng trưởng kinh tế
|
Mô hình hồi quy:
- Mô hình 1: Phân tích dữ liệu bảng, tính trực tiếp cho tầng dữ liệu chuỗi thời gian
GDPit= α1+γ1iINNit + ε1it (1)
Giả thuyết cần kiểm định:
Ho: γ1i= 0
- Mô hình 2: Phân tích dữ liệu bảng, tính cho khác biệt bậc một của chuỗi thời gian
∆GDPit= α2i+γ2i ∆INNit+ ε2it (2)
Giả thuyết cần kiểm định:
Ho: γ2i= 0
∆ là toán tử khác biệt bậc một; và ε2it là sai số ngẫu nhiên độc lập và phân phối chuẩn với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai không đồng nhất hữu hạn. Với i = 1, 2, …, N là quốc gia trong bảng dữ liệu, t = 1, 2, …., T là năm trong bảng dữ liệu.
Chúng tôi dự định kiểm tra hai giả thuyết sau:
H0: Hoạt động đổi mới sáng tạo không gây ra tăng trưởng kinh tế.
H1: Các hoạt động đổi mới sáng tạo gây ra tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật đồng liên kết (Cointegration) và hiệu chỉnh sai số (Error Correction) nhằm tìm kiếm mối quan hệ xu hướng bền của nhiều chuỗi thời gian.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 4 trình bày các kết quả kiểm định theo mô hình 1, cho toàn bộ 22 nước và vùng lãnh thổ. Kết quả chỉ ra rằng đổi mới sáng tạo (INN: PAR, PAN, TAR, TAN, HTE và STJ) và tăng trưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ tại mức ý nghĩa 99%, tuy nhiên mức độ giải thích tổng thể thấp (R squared và Adj R squared thấp, Root MSE cao), một số biến TAN (Đơn đăng ký nhãn hiệu, người không cư trú), PAN (Đơn xin cấp bằng sáng chế, người không cư trú) và THE (Xuất khẩu công nghệ cao) không có mức tin cậy cần thiết.
Bảng 4
|
Bảng 5
|
Bảng 5 trình bày các kết quả kiểm định theo mô hình 2 với chuỗi thời gian cho khác biệt bậc 1.
Mô hình cho thấy mức độ giải thích rất thấp và độ tin cậy tổng thể thấp, mức độ tin cậy của các hệ số hồi quy thấp. Mặc dù Root MSE giảm xuống, phân bổ phần dư có xu hướng dừng, mô hình 2 chưa khẳng định được khả năng tin cậy của đồng liên kết.
Bảng 6: Phân tích so sánh phân bổ phần dư của mô hình 1 (bên trái) và mô hình 2
|
Phân tích dữ liệu bảng 6 có thể cho thấy:
- Việc đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế có xu hướng đồng liên kết yếu ở một số quốc gia, trong khi không đồng liên kết ở các quốc gia còn lại (nhiều nghiên cứu đi trước cũng đã chứng minh phát hiện này).
- Tổng thể mô hình có ý nghĩa về mức độ giải thích, tuy nhiên mức độ yếu.
- Hầu hết các biến số đổi mới sáng tạo đều không có năng lực giải thích đáng tin cậy tới tăng trưởng kinh tế (ngoại trừ chỉ tiêu: Đơn đăng ký nhãn hiệu, đối tượng cư trú trực tiếp), tuy nhiên mức độ tác động cũng không lớn.
- Một số có tác động ngược chiều so với kỳ vọng.
Điều này cho thấy phân tích dữ liệu đổi mới sáng tạo với 22 nước và vùng lãnh thổ cho bộ dữ liệu 6 biến số đổi mới sáng tạo và trong khoảng thời gian 11 năm gần nhất, từ 2008-2018, chưa tìm thấy hiệu quả tác động sâu sắc tích cực của đổi mới sáng tạo tới tăng trưởng kinh tế. Trong một lý giải khác chưa được chứng minh trong phân tích này, có thể tồn tại:
- Mối quan hệ đa cộng tuyến giữa biến số đổi mới sáng tạo hoặc
- Mối quan hệ nhân quả (hai chiều) giữa tăng trưởng kinh tế với đổi mới sáng tạo (theo hướng, tăng trưởng kinh tế thúc đẩy các chỉ số đổi mới sáng tạo thay đổi).
Bảng xếp hạng thu nhập bình quân đầu người
|
KẾT LUẬN
Mặc dù không nên bỏ qua mức độ và cấu trúc của đổi mới sáng tạo vì nó đóng một vai trò cấp thiết trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này đã khám phá ra mối quan hệ đồng liên kết lỏng lẻo giữa đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 2008 đến năm 2018.
Nghiên cứu ghi nhận các bằng chứng hỗn hợp về mối quan hệ giữa sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Theo đó, không tồn tại một khả năng đáng tin cậy về sự đồng liên kết giữa các hoạt động đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế, và tác động là nhỏ (nếu có), mức ý nghĩa của hệ số tác động chưa đáng tin cậy, chiều tác động cũng chưa phù hợp với dự phóng quan hệ. Chúng tôi cho rằng tồn tại một khả năng có mối quan hệ chặt chẽ (đa cộng tuyến) giữa nội bộ các biến số đổi mới sáng tạo và hoặc tồn tại mối quan hệ nhân quả, hai chiều, giữa đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế. Việc sử dụng 6 chỉ tiêu đổi mới sáng tạo đã được thu thập theo các tiêu chí đo lường của Ngân hàng Thế giới (WB) chưa chứng minh được mối liên kết với tăng trưởng kinh tế (GDP bình quân đầu người).
Hạn chế của nghiên cứu là số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ tồn tại dữ liệu phù hợp (trong đó có Việt Nam), giới hạn thời gian quan sát (từ năm 2008 tới 2018), giới hạn chưa bao gồm các yếu tố liên quan khác, chẳng hạn như vốn, lao động, cơ sở hạ tầng, tinh thần kinh doanh và vốn đầu tư mạo hiểm. Việc cải thiện các giới hạn này có thể ảnh hưởng đến những phát hiện chính của chúng tôi và đây có thể là một chủ đề của nghiên cứu trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
- Agenor, P., & Neanidis, K. C. (2015). Innovation, public capital, and growth. Journal of Macroeconomics.
- Andergassen, R., Nardini, F., & Ricottilli, M. (2009). Innovation and growth through local and global interaction. Journal of Economic Dynamics and Control.
- European Economic Review, 47(4), 687–710. Brooks, C. (2014). Introductory econometrics for finance.
- Cambridge: Cambridge University Press. Cameron, G. (1998). Innovation and growth: a survey of the empirical evidence.
- Bonn. Corrado, C., Haskel, J., Jona-Lasinio, C., & Iommi, M. (2013). Innovation and intangible investment in Europe, Japan, and the United States.
- Hassan, I., & Tucci, C. L. (2010). The innovation-economic growth nexus: global evidence.
- Johansen, S. (1988). Statistical analysis of cointegration vectors.
- Sadraoui, T., Ali, T. B., & Deguachi, B. (2014). Economic growth and international R&D cooperation: a panel granger causality analysis. International Journal of Econometrics and Financial Management, 2(1), 7–21.
- Rana P. Maradana, Rudra P. Pradhan, Saurav Dash, Kunal Gaurav, Manju Jayakumar & Debaleena Chatterjee. Does innovation promote economic growth? Evidence from European countries
Bài đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 6 năm 2022