WB: Kinh tế toàn cầu sẽ rơi xuống mức tăng trưởng thấp thứ ba trong 30 năm qua

Nhìn ra thế giới - Ngày đăng : 07:13, 14/01/2023

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát tại các nước phát triển, tình hình tài chính ngày càng xấu đi, xung đột Nga - Ukraine tiếp tục cản trở các hoạt động kinh tế và thương mại toàn cầu. Ngân hàng Thế giới (WB) tiếp tục điều chỉnh giảm dự báo GDP toàn cầu xuống mức tăng trưởng thấp thứ ba trong gần 3 thập kỷ qua.

WB nhận định trong báo cập nhật kinh tế toàn cầu mới nhất, lạm phát tăng cao đã buộc tất cả các nước phải thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Mặc dù thắt chặt tiền tệ là cần thiết để ổn định giá cả, nhưng động thái này đã tác động tiêu cực đến điều kiện tài chính.

Giá cả tài sản đồng loạt giảm trên diện rộng, hoạt động đầu tư sụt giảm đáng kể, thị trường nhà đất tại nhiều nước xấu đi nhanh chóng. Cuộc chiến tại Ukraina tiếp tục gây ra các cú sốc mới, nhất là trên thị trường năng lượng và những thị trường hàng hóa khác. Trong ngữ cảnh như vậy, niềm tin sụt giảm nhanh chóng. Ba đầu tàu tăng trưởng thế giới - Mỹ, khu vực đồng tiền chung Euro, và Trung Quốc - đang trải qua thời kỳ suy thoái đáng lo ngại, gây tác động lan truyền đến các nước đang phát triển và mới nổi (EMDE), trong khi nhiều nước trong nhóm này đang vật lộn với khó khăn ở trong nước.

Lạm phát toàn cầu tăng cao do áp lực về nhu cầu và các cú sốc về cung ứng, bao gồm những rối loạn đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu và khả năng cung cấp các loại hàng hóa chủ chốt. Tại một số nước, đồng bản tệ mất giá so với USD và thị trường lao động thắt chặt đã đẩy lạm phát tăng thêm.

Các chỉ số kinh tế cơ bản (thay đổi so với năm trước)

 

Thực tế và dự báo

Thay đổi (1)

 

2020

2021

2022

2023

2024

2022

2023

2024

Thế giới

-3,2

5,9

2,9

1,7

2,7

0,0

-1,3

-0,3

Các nước phát triển

-4,3

5,3

2,5

0,5

1,6

-0,1

-1,7

-0,3

Mỹ

-2,8

5,9

1,9

0,5

1,6

-0,6

-1,9

-0,4

Khu vực Euro

-6,1

5,3

3,3

0,0

1,6

0,8

-1,9

-0,3

Nhật Bản

-4,3

2,2

1,2

1,0

0,7

-0,5

-0,3

0,1

EMDEs

-1,5

6,7

3,4

3,4

4,1

0,0

-0,8

-0,3

Đông Á Thái Bình Dương

1,2

7,2

3,2

4,3

4,9

-1,2

-0,9

-0,2

Trung Quốc

2,2

8,1

2,7

4,3

5,0

-1,6

-0,9

-0,1

Indonesia

-2,1

3,7

5,2

4,8

4,9

0,1

-0,5

-0,4

Thái Lan

-6,2

1,5

3,4

3,6

3,7

0,5

-0,7

-0,2

Châu Âu và Trung Á

-1,7

6,7

0,2

0,1

2,8

3,2

-1,4

-0,5

CHLB Nga

-2,7

4,8

-3,5

-3,3

1,6

5,4

-1,3

-0,6

Thổ Nhĩ Kỳ

1,9

11,4

4,7

2,7

4,0

2,4

-0,5

0,0

Ba Lan

-2,0

6,8

4,4

0,7

2,2

0,5

-2,9

-1,5

Mỹ Latinh và Caribê

-6,2

6,8

3,6

1,3

2,4

1,1

-0,6

0,0

Brazil

-3,3

5,0

3,0

0,8

2,0

1,5

0,0

0,0

Mêhicô

-8,0

4,7

2,6

0,9

2,3

0,9

-1,0

0,3

Argentina

-9,9

10,4

5,2

2,0

2,0

-0,7

-0,5

-0,5

Trung Đông và Bắc Phi

-3,6

3,7

5,7

3,5

2,7

0,4

-0,1

-0,5

A rập Xê út

-4,1

3,2

8,3

3,7

2,3

1,3

-0,1

-0,7

Iran

1,9

4,7

2,9

2,2

1,9

-0,8

-0,5

-0,4

Ai cập

3,6

3,3

6,6

4,5

4,8

0,5

-0,3

-0.2

Nam Á

-4,5

7,9

6,1

5,5

5,8

-0,7

-0,3

-0,7

Ấn Độ

-6,6

8,7

6,9

6,6

6,1

-0,6

-0,5

-0,4

Pakistan

-0,9

5,7

6,0

2,0

3,2

1,7

-2,0

-1,0

Bangladesh

3,4

6,9

7,2

5,2

6,2

0,8

-1,5

-0,7

Cận Sahara châu Phi

-2,0

4,3

3,4

3,6

3,9

-0,3

-0,2

-0,1

Nigeria

-1,8

3,6

3,1

2,9

2,9

-0,3

-0,3

-0,3

CH Nam Phi

-6,3

4,9

1,9

1,4

1,8

-0,2

-0,1

0,0

Angola

-5,8

0,8

3,1

2,8

2,9

0,0

-0,5

-0,3

Các nước thu nhập cao

-4,3

5,3

2,7

0,6

1,6

0,0

-1,6

-0,4

EMDEs trung bình

-1,2

6,9

3,2

3,4

4,3

-0,1

-0,8

-0,2

Các nước thu nhập thấp

1,6

3,9

4,0

5,1

5,6

0,0

-0,1

0,0

EMDEs xuất khẩu

-3,7

4,9

2,8

1,9

2,8

1,6

-0,7

-0,4

EMDEs nhập khẩu

-0,4

7,6

3,6

4,1

4,8

-0,8

-0,8

-0,2

Thương mại toàn cầu

-8,2

10,6

4,0

1,6

3,4

0,0

-2,7

-0,4

Giá dầu (USD/thùng)

-42,3

70,4

100,0

88,0

80,0

0,0

-4,0

0,0

Giá cả hàng hóa khác

84,4

112,0

123,7

113,7

113,0

-8,4

-7,6

-4,6

Nguồn: WB tháng 1/2023, (1) thay đổi so với dự báo tháng 6/2022

Nhìn chung, lạm phát vẫn ở mức cao trên toàn cầu và vượt xa mục tiêu do các ngân hàng trung ướng (NHTW) đề ra. Mặc dù lạm phát có thể sẽ giảm nhẹ trong năm nay, nhưng áp lực lạm phát cơ bản vẫn dai dẳng. Để đối phó, các NHTW trên thế giới đã rút ngắn lộ trình tăng lãi suất chính sách. Các động thái thắt chặt tiền tệ tại các nước phát triển (AEs), USD tăng giá, căng thẳng địa chính trị, và lạm phát cao đã dẫn đến làn sóng đào thoát nguồn vốn khỏi các nước EMDEs. Tại nhóm quốc gia này, nghiệp vụ phát hành trái phiếu cũng chậm lại. Đối với những EMDE có mức tín nhiệm thấp, tình hình tài chính xấu đi rõ rệt, nhất là những nước phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.

Dư địa tài khóa thu hẹp đáng kể và lo ngại về tính bền vững nợ nần tăng cao tại nhiều nước, nguyên nhân là do điều kiện tài chính toàn cầu đã gây thêm khó khăn trong việc trang trải dịch vụ nợ vốn đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, nhất là xung quanh mùa COVID-19. Tuy nhiên, nhiều nước đã lùi lại kế hoạch củng cố tài khóa sau đại dịch khi thông báo những biện pháp hỗ trợ mới để giảm bớt chi phí của các doanh nghiệp và hộ gia đình trước đà tăng lạm phát.

Giá cả của hầu hết các mặt hàng đã giảm nhẹ với mức độ khác nhau, chủ yếu là do kinh tế tăng chậm và những lo ngại về khả năng suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với tiêu chuẩn lịch sử, mặt bằng giá cả vẫn ở mức cao, kéo dài những thách thức liên quan đến an ninh năng lượng và thực phẩm. Sau khi lập đỉnh 7,6% vào năm 2022, lạm phát cơ bản trên toàn cầu có dấu hiệu giảm dần, nhưng vẫn tăng 5,2% trong năm 2023, sau đó mới giảm xuống tỷ lệ 2,% vào năm 2024.

Từ đỉnh điểm vào giữa năm 2022, giá dầu thô giảm liên tục, nhưng giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã leo thang trong tháng 8/2022 và chưa có dấu hiệu giảm về mức trước khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine. Giá cả các mặt hàng phi năng lượng, nhất là giá kim loại, có xu hướng giảm theo đà suy giảm nhu cầu. Trong khi giá thực phẩm đã hạ nhiệt sau khi đạt đỉnh, nhưng lạm phát giá thực phẩm tại một số EMDEs vẫn rất cao. 

Trong ngữ cảnh như trên, GDP toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống mức tăng 1,7% trong năm nay, mức tăng trưởng đáy thứ ba trong gần ba thập kỷ qua, giảm 1,3% so với dự báo đưa ra hồi tháng 6/2022, phản ánh hệ quả thắt chặt tiền tệ, cán cân tài chính xấu đi nghiêm trọng, và niềm tin sụt giảm. Triển vọng kinh tế giảm tại hầu hết AEs và khoảng 2/3 số quốc gia thuộc EMDEs trong năm 2023, và khoảng ½ số quốc gia trong năm 2024.

Trao đổi thương mại cũng được kỳ vọng sẽ giảm sâu cùng với xu hướng suy giảm GDP toàn cầu, mặc dù trao đổi dịch vụ tiếp tục phục hồi. Động thái điều chỉnh giảm dự báo GDP bắt nguồn từ kỳ vọng, hoạt động kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống dưới mức trước đại dịch trong giai đoạn dự báo. Điều này cho thấy, tác động tiêu cực của những cú sốc trong ba năm qua - chủ yếu là đại dịch, cuộc chiến tại Ukraina, lạm phát tăng nhanh cùng xu hướng rút ngắn lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ trên toàn cầu - có xu hướng gây tác động dài hạn đến triển vọng kinh tế.

Tại AEs, tình hình xấu đi nghiêm trọng, do niềm tin sụt giảm mạnh cùng với lạm phát cao và các nước nhanh chóng thắt chặt chính sách tiền tệ. Tại Mỹ, chu kỳ thắt chặt tiền tệ bất thường được dự báo sẽ khiến kinh tế giảm sâu, các nước khu vực đồng euro đang đối mặt với những rối loạn trầm trọng về giá cả và cung ứng năng lượng. Vì thế, GDP tại AEs được dự báo sẽ giảm sâu từ kết quả tăng 2,5% trong năm 2022 xuống mức tăng vỏn vẹn 0,5% trong năm 2023.

Tại EMDEs, triển vọng tăng trưởng xấu đi rõ rệt, với mức điều chỉnh giảm 0,8% xuống mức tăng trưởng 3,4% trong năm 2023. Động thái điều chỉnh giảm triển vọng GDP chủ yếu là do nhu cầu bên ngoài yếu ớt và điều kiện tài chính ngày càng khắt khe. Nếu không tính Trung Quốc, GDP tại EMDEs được dự báo sẽ giảm từ kết quả tăng 3,8% trong năm 2022 xuống mức tăng 2,7% trong năm 2023. 

Do kinh tế toàn cầu giảm sâu, thu nhập bình quân đầu người tại 1/3 số quốc gia thuộc nhóm EMDEs sẽ thấp hơn mức thu nhập trong năm 2019 chí ít cho tới năm 2024. Tại EMDEs thuộc khu vực Cận Sahara châu Phi - nơi tập trung 60% số người nghèo trên thế giới - thu nhập bình quân đầu người trong giai đoạn 2023-2024 chỉ tăng 1,2%, thấp xa mức thu nhập cần thiết để giảm tỷ lệ đói nghèo xuống 3% trước năm 2030.

Xuân Thanh