Danh sách 30 ngân hàng quan trọng với hệ thống tài chính toàn cầu
Danh sách 30 ngân hàng quan trọng với hệ thống tài chính toàn cầu do Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB) công bố hằng năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Trong sự kiện hỗn loạn của ngân hàng Credit Suisse, cụm từ “ngân hàng quan trọng với hệ thống tài chính toàn cầu” đã được nhiều lần nhắc đến khi Credit Suisse chính là 1 trong số 30 ngân hàng quan trọng với hệ thống tài chính toàn cầu. Vậy, 30 ngân hàng này là những ngân hàng nào và tại sao lại được lựa chọn trong danh sách?
Danh sách 30 ngân hàng quan trọng với hệ thống tài chính toàn cầu do Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB) công bố hằng năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Danh sách năm 2022 được dựa trên dữ liệu cuối năm 2021 và phương pháp đánh giá do Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS) thiết kế, đã được sửa đổi vào năm 2018. Phương pháp sửa đổi này được áp dụng lần đầu tiên trong năm nay.
Theo danh sách năm 2022, 30 ngân hàng này được phân theo nhóm, tương ứng với mức độ bổ sung bộ vốn đệm cần thực hiện kể từ ngày 1/1/2024, cụ thể:
Nhóm 1 (bổ sung 1% bộ vốn đệm):
Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (Trung Quốc)
Bank of New York Mellon (Mỹ)
Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (Trung Quốc)
Credit Suisse (Thụy Sỹ)
Groupe BPCE (Pháp)
Groupe Credit Agricole (Pháp)
ING (Hà Lan)
Mizuho FG (Nhật Bản)
Morgan Stanley (Mỹ)
Royal Bank of Canada (Canada)
Santander (Bồ Đào Nha)
Societe Generale (Pháp)
Standard Chartered (Anh)
State Street (Mỹ)
Sumitomo Mitsui FG (Nhật Bản)
Toronto Dominion (Canada)
UBS (Thụy Sỹ)
UniCredit (Ý)
Wells Fargo (Mỹ)
Nhóm 2 (bổ sung 1,5% bộ vốn đệm):
Bank of China (Trung Quốc)
Barclays (Anh)
BNP Paribas (Pháp)
Deutche Bank (Đức)
Golman Sachs (Mỹ)
Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (Trung Quốc)
Mitsubishi UFJ FG (Nhật Bản)
Nhóm 3 (bổ sung 2% bộ vốn đệm):
Bank of America (Mỹ)
Citigroup (Mỹ)
HSBC (Anh)
Nhóm 4 (bổ sung 2,5 % bộ vốn đệm):
JP Morgan Chase (Mỹ)
Để được nằm trong danh sách các ngân hàng quan trọng với hệ thống tài chính toàn cầu, các tổ chức phải đạt được các yêu cầu do FSB đưa ra, bao gồm:
• Bộ đệm vốn cao hơn: Các ngân hàng quan trọng với hệ thống tài chính toàn cầu được xếp vào các nhóm tương ứng với bộ đệm vốn mà cơ quan quản lý của quốc gia đó yêu cầu, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. So với danh sách năm 2021, một ngân hàng đã chuyển sang nhóm cao hơn (Bank of America đã chuyển từ nhóm 2 sang nhóm 3) và hai ngân hàng đã chuyển sang nhóm thấp hơn (Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc chuyển từ nhóm 2 sang nhóm 1 và BNP Paribas chuyển từ nhóm 3 sang nhóm 2).
• Tổng năng lực hấp thụ tổn thất (TLAC): Các ngân hàng quan trọng với hệ thống tài chính toàn cầu phải đáp ứng tiêu chuẩn TLAC, bên cạnh các yêu cầu về vốn pháp định được quy định trong khuôn khổ Basel III. Tiêu chuẩn TLAC bắt đầu được áp dụng từ ngày 1/1/2019.
• Khả năng tái cấu trúc trong khủng hoảng: bao gồm lập kế hoạch giải thể và đánh giá khả năng tái cấu trúc thường xuyên. Khả năng tái cấu trúc của từng ngân hàng quan trọng với hệ thống tài chính toàn cầu cũng được các cơ quan quản lý cấp cao trong Nhóm quản lý khủng hoảng xem xét trong cái gọi là Quy trình đánh giá khả năng tái cấu trúc (RAP) cấp cao của FSB.
• Kỳ vọng giám sát cao hơn: bao gồm kỳ vọng giám sát đối với các chức năng quản lý rủi ro, khả năng tổng hợp dữ liệu rủi ro, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ.
Dự kiến, danh sách các ngân hàng quan trọng với hệ thống tài chính toàn cầu mới sẽ được công bố vào tháng 11/2023.