Nhìn ra thế giới

WB nâng dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu lên mức 2,1% trong năm 2023

Vũ Xuân Thanh 09/06/2023 - 10:25

Báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 6/6 dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm 2023. So với dự báo đưa ra hồi tháng 1/2023, GDP toàn cầu năm 2023 được điều chỉnh tăng thêm 0,4%.

Báo cáo của WB nêu rõ, sau khi tăng 3,1% trong năm 2022, kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc đáng kể xuống mức tăng trưởng 2,1% trong năm 2023, nguyên nhân là do các nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Sau đó, kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi nhẹ lên mức tăng trưởng 2,4% vào năm 2024. Điều kiện tài chính khắt khe và nhu cầu bên ngoài yếu ớt được cho là yếu tố cơ bản cản trở tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển và mới nổi (EMDEs).

So với dự báo đưa ra hồi tháng 1/2023, GDP toàn cầu năm 2023 được điều chỉnh tăng thêm 0,4%, và giảm 0,3% trong năm 2024. Trong đó, tăng trưởng cao và bền vững hơn kỳ vọng tại các nền kinh tế lớn trong những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023 là yếu tố tác động đến động thái điều chỉnh tăng dự báo GDP toàn cầu năm 2023.

Báo cáo nhấn mạnh, kinh tế toàn cầu vẫn trong tình trạng bất ổn do tác động kéo dài của các cú sốc liên quan đến đại dịch, xung đột Nga - Ukraine, và các nước quyết liệt thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Trong sáu tháng cuối năm 2023, kinh tế toàn cầu có thể giảm sâu, sau đó tiếp tục yếu ớt trong năm 2024. Áp lực tăng lạm phát tiếp tục kéo dài, và các biện pháp thắt chặt tiền tệ sẽ cản trở hoạt động kinh tế. Rối loạn ngân hàng gần đây tại các nước phát triển cũng sẽ buộc các ngân hàng phải thắt chặt điều kiện cho vay, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong trường hợp áp lực trong lĩnh vực ngân hàng lan truyền rộng khắp hơn, hay lạm phát kéo dài buộc các nước phải thắt chặt tiền tệ mạnh tay hơn, kinh tế toàn cầu có thể tăng thấp hơn so với kỳ vọng.

Tác động của các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ đến các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng rõ rệt, nhất là những hoạt động nhạy cảm với lãi suất như đầu tư và kinh doanh nhà đất, bao gồm cả hoạt động xây dựng. Trong những tháng cuối năm 2023, GDP được dự báo sẽ giảm tốc mạnh do tác động trễ của các động thái thắt chặt tiền tệ, và điều kiện cho vay khắt khe hơn. Những yếu tố này sẽ tiếp tục cản trở các hoạt động kinh tế năm 2024, GDP toàn cầu vì thế có thể tăng thấp hơn so với dự báo trước đó.

Báo cáo cho thấy, lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu đề ra tại hầu hết các nước áp dụng mục tiêu lạm phát, với lạm phát cơ bản đứng ở mức trung bình 7,2% vào tháng 4/2023, giảm đáng kể từ đỉnh điểm 9,4% vào tháng 6/2022, chủ yếu là do giá cả hàng hóa giảm sâu sau khi tăng tốc vào năm 2022 và áp lực lên chuỗi cung ứng hạ nhiệt. Tuy nhiên, lạm phát lõi mới chỉ có dấu hiệu chững lại. Tại EMDEs, lạm phát lõi trung bình trong ba tháng đã giảm nhẹ, nhưng tăng nhẹ tại các quốc gia phát triển (AEs). Với xu hướng này, lạm phát toàn cầu tiếp tục cao hơn so với mức trung bình trong giai đoạn 2015-2019.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, trao đổi hàng hóa toàn cầu tăng thấp do thiếu hụt hàng công nghiệp. Trái lại, trao đổi dịch vụ tiếp tục tăng vững sau khi các nước xóa bỏ các biện pháp giãn cách xã hội. Trong năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế được kỳ vọng sẽ đạt 95% mức trước đại dịch, tăng từ tỷ trọng 63% trong năm 2022. Áp lực lên các chuỗi cung ứng toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt do nhu cầu yếu ớt và điều kiện vận tải đường biển cải thiện dần. Chỉ số áp lực cung ứng toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm qua, và được kỳ vọng tiếp tục ở mức thấp.

Tại các AEs, GDP sẽ giảm tốc đáng kể xuống mức tăng trưởng 0,7% trong năm 2023, chủ yếu là do tác động tiếp theo của các động thái thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất kể từ đầu năm 2022, rối loạn trong lĩnh vực ngân hàng có thể buộc các ngân hàng thắt chặt điều kiện cho vay, tiếp tục kìm hãm nhu cầu trong nước trong năm nay.

Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao trong thời gian vừa qua và thị trường lao động không còn sôi động như trước cũng có thể cản trở các hoạt động kinh tế. Trong năm 2024, GDP tại AEs được kỳ vọng sẽ tăng nhẹ lên mức tăng trưởng 1,2%, chủ yếu là nhờ kinh tế khu vực đồng euro cải thiện.

Tại EMDEs, GDP được dự báo tăng tốc lên mức tăng trưởng trung bình 4,0% trong năm 2023, chủ yếu là do kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh sau khi quốc gia này dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch theo chiến lược zero COVID. Tuy nhiên, nếu không tính Trung Quốc, kinh tế các EMDE sẽ giảm tốc đáng kể xuống mức tăng trưởng 2,9% trong năm nay. Dự báo này được đưa ra bắt nguồn từ khả năng xu hướng thắt chặt tiền tệ sẽ kéo dài trên toàn cầu, hầu hết EMDEs tiếp tục củng cố năng lực tài khóa, và nhu cầu bên ngoài yếu ớt.

Đáng chú ý, kinh tế sẽ giảm sâu tại EMDEs có mức độ tổn thương tài khóa cao hơn và lệ thuộc vào nguồn vốn vay nước ngoài. Nếu không tính Trung Quốc, kinh tế các EMDE được nhận định là sẽ tiếp tục trầm lắng, chấm dứt cơ hội đồng quy thu nhập bình quân đầu người so với tại AEs. Cho đến năm 2024, GDP tại EMDEs vẫn thấp hơn khoảng 5% so với dự báo đưa ra trước khi đại dịch xảy ra.

Các chỉ số kinh tế cơ bản (tính theo chỉ số trung bình 2010-2019)

Thực tế và dự báo
Thay đổi (1)
2020
2021
2022
2023
2024
2025
2023
2024
Thế giới
-3,1
6,0
3,1
2,1
2,4
3,0
0,4
-0,3
Các nước phát triển
-4,3
5,4
2,6
0,7
1,2
2,2
0,2
-0,4
Mỹ
-2,8
5,9
2,1
1,1
0,8
2,3
0,6
-0,8
Khu vực đồng euro
-6,1
5,4
3,5
0,4
1,3
2,3
0,4
-0,3
Nhật Bản
-4,3
2,2
1,0
0,8
0,7
0,6
-0,2
0,0
EMDEs
-1,5
6,9
3,7
4,0
3,9
4,0
0,6
-0,2
Đông Á Thái Bình Dương
1,2
7,5
3,5
5,5
4,6
4,5
-0,9
-0,2
Trung Quốc
2,2
8,4
3,0
5,6
4,6
4,4
1,3
-0,4
Indonesia
-2,1
3,7
5,3
4,9
4,9
5,0
0,1
0,0
Thái Lan
-6,1
1,5
2,6
3,9
3,6
3,4
0,3
-0,1
Châu Âu và Trung Á
-1,7
7,1
1,2
1,4
2,7
2,7
1,3
-0,1
CHLB Nga
-2,7
5,6
-2,1
-0,2
1,2
0,8
3,1
-0,4
Thổ Nhĩ Kỳ
1,9
11,4
5,6
3,2
4,3
4,1
0,5
0,3
Ba Lan
-2,0
6,9
5,1
0,7
2,6
3,2
0,0
0,4
Mỹ Latinh và Caribê
-6,2
6,9
3,7
1,5
2,0
2,6
0,2
-0,4
Brazil
-3,3
5,0
2,9
1,2
1,4
2,4
0,4
-0,6
Mêhicô
-8,0
4,7
3,0
2,5
1,9
2,0
1,6
-0,4
Argentina
-9,9
10,4
5,2
-2,0
2,3
2,0
-4,0
0,3
Trung Đông và Bắc Phi
-3,8
3,8
5,9
2,2
3,3
3,0
-1,3
0,6
A rập Xê út
-4,3
3,9
8,7
2,2
3,3
2,5
-1,5
1,0
Iran
1,9
4,7
2,9
2,2
2,0
1,9
0,0
0,1
Ai cập
3,6
3,3
6,6
4,0
4,0
4,7
-0,5
-0,8
Nam Á
-4,1
8,3
6,0
5,9
5,1
6,4
0,4
-0,7
Ấn Độ
-5,8
9,1
7,2
6,3
6,4
6,5
-0,3
0,3
Pakistan
0,9
5,8
6,1
0,4
2,0
3,0
-1,6
-1,2
Bangladesh
3,4
6,9
7,1
5,2
6,2
6,4
0,0
0,0
Cận Sahara châu Phi
-2,0
4,4
3,7
3,2
3,9
4,0
-0,4
0,0
Nigeria
-1,8
3,6
3,3
2,8
3,0
3,1
-0,1
0,1
CH Nam Phi
-6,3
4,9
2,0
0,3
1,5
1,6
-1,1
-0,3
Angola
-5,6
1,1
3,5
2,6
3,3
3,1
-0,2
0,4
Các nước thu nhập cao
-4,3
5,4
2,8
0,8
1,3
2,3
0,2
-0,3
EMDEs trung bình
-1,2
7,1
3,4
4,2
4,0
4,1
0,8
-0,3
Các nước thu nhập thấp
1,4
4,2
4,8
5,1
5,9
5,9
0,1
0,3
EMDEs xuất khẩu
-3,7
5,1
3,2
1,9
2,8
2,9
0,0
0,0
EMDEs nhập khẩu
0,3
7,9
3,9
5,0
4,4
4,5
0,9
-0,4
Thương mại toàn cầu (2)
-7,8
11,0
6,0
1,7
2,8
3,1
0,1
-0,6
Giá dầu (USD/thùng)
42,3
70,4
99,8
80,0
82,0
84,4
-8,0
2,0
Giá cả hàng hóa khác
84,1
112,5
124,4
112,5
109,5
109,5
-1,2
-3,5

Nguồn: WB tháng 06/2023

  • Thay đổi so với dự báo tháng 01/2023;
  • Bao gồm các loại hàng hóa và dịch vụ.

Trong năm nay và những năm tiếp theo, tăng trưởng kinh tế tiếp tục có sự khác biệt giữa các EMDE. Trong năm 2023, GDP được kỳ vọng sẽ tăng tốc tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP), châu Âu và Trung Á (ECA), khi Trung Quốc đẩy mạnh các nỗ lực tái mở cửa để phục hồi kinh tế và kinh tế cải thiện tại một số nước mới nổi hàng đầu. Trái lại, kinh tế tại những khu vực khác chỉ tăng khiêm tốn, nhất là tại Mỹ Latinh và khu vực Caribê (LAC), Trung đông và Bắc Phi (MNA). Trong năm nay, những khó khăn bắt nguồn từ nhu cầu bên ngoài yếu ớt, điều kiện tài chính thắt chặt trên toàn cầu, và lạm phát tăng cao tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, nhất là tại LAC, các nước Nam Á (SAR) và khu vực cận Sahara châu Phi (SSA). Cuộc chiến tại Ukraina tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến các khu vực, nhất là ECA.

Trong năm 2024, GDP được dự báo sẽ giảm tốc tại EAP và SAR, tăng tốc tại những khu vực khác khi tình hình trong nước cải thiện và nhu cầu bên ngoài phục hồi. Tuy nhiên, rủi ro tăng trưởng thấp vẫn có thể diễn ra, nếu căng thẳng tài chính tiếp tục lan rộng trên toàn cầu và lạm phát trong nước tăng cao hơn kỳ vọng. Ngoài ra phải tính đến những nguy cơ bắt nguồn từ căng thẳng địa chính trị, xung đột và rối loạn xã hội, thiên tai lũ lụt. Những rủi ro này có thể tiếp tục ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, kéo dài xu hướng tăng trưởng thấp tại tất cả các khu vực EMDE.

Các đợt tăng lãi suất cấp tập tại Mỹ đã lan truyền rủi ro tài chính sang phần còn lại trên thế giới, đặt ra những thách thức đáng kể đối với EMDEs. Từ đầu năm 2022, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã liên tiếp tiến hành các đợt tăng lãi suất quy mô lớn, nhằm kiềm chế lạm phát và ngăn ngừa những cú sốc tiềm tàng có thể xảy ra, gây ra tác động đối ngược trên các thị trường tài chính EMDEs, kể cả nguy cơ khủng hoảng tài chính, nhất là tại những EMDE dễ bị tổn thương nhất.

Tại các nước thu nhập thấp, thách thức chính sách tiếp tục là vấn đề nóng bỏng, khi dư địa chính sách thu hẹp đáng kể so với thập kỷ trước. Trong số 28 quốc gia nghèo, 14 quốc gia được đánh giá là rơi vào tình cảnh vỡ nợ hoặc nợ nần tăng cao vào cuối tháng 2/2023.

Chi phí vay vốn tăng cao tại AEs có thể dẫn đến tình trạng phân bổ tài chính bừa bãi tại những EMDE dễ bị tổn thương, nhất là tại các nước thu nhập thấp. Cần quyết liệt triển khai các biện pháp chính sách tổng hợp trên phạm vi toàn cầu và tại mỗi quốc gia, để củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô và ổn định tài chính. Tại hầu hết EMDEs, nhất là các nước thu nhập thấp, cần tăng cường nỗ lực củng cố nguồn thu ngân sách và nâng cao hiệu quả chi tiêu cũng như quản lý nợ, góp phần củng cố cán cân tài khóa. Trong dài hạn, xu hướng suy giảm tăng trưởng kinh tế tại EMDEs đòi hỏi phải đẩy mạnh cải cách để củng cố sức dân và nguồn nhân lực.

Vũ Xuân Thanh