Nhìn ra thế giới

Bước ngoặt chống lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ: Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất lên 15%

Thảo Ngân-Ngọc Thơ-Nghiêm Thảo-Minh Thuận 26/06/2023 - 10:00

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ vừa tăng lãi suất chính nâng lên gần gấp đôi, từ 8,5% lên 15%, thể hiện sự quyết liệt trong chính sách tiền tệ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan - người vừa tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba. Đồng thời cho biết, sẽ tiếp tục thắt chặt dần các chính sách tiền tệ cho đến khi tình hình lạm phát được cải thiện.

turkey.jpeg
Bước ngoặt chống lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ: Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất lên 15%. Ảnh: Internet

Bước tăng lãi suất 6,5 điểm phần trăm lần này là đợt tăng lãi suất đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ kể từ tháng 3/2021. Trước đó, giới phân tích kỳ vọng ngân hàng trung ương nước này sẽ tăng lãi suất lên đến 20%, tương đương với mức tăng 11,5 điểm phần trăm.

Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek cho biết, sự thận trọng là cần thiết khi những nhà hoạch định chính sách lo ngại sẽ vô tình tạo ra một cuộc khủng hoảng nợ công nếu nền kinh tế giảm tốc một cách quá nhanh.

Quay đầu chính sách

Thổ Nhĩ Kỳ đều đặn hạ lãi suất chính sách từ 19% vào cuối năm 2021 xuống 8,5% vào tháng 3 năm 2023 khi lạm phát tăng vọt, chạm mức 80% vào cuối năm 2022 và giảm xuống chỉ còn dưới 40% vào tháng 5/2023.

Kinh tế học chính thống truyền thống cho rằng tăng lãi suất là việc cần thiết để giảm lạm phát. Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan - một "kẻ thù" tự xưng của lãi suất, người đã gọi công cụ này là "nguồn cơn của mọi tội lỗi", đã lên tiếng tán thành chiến lược giảm lãi suất này.

Chính sách thắt chặt lãi suất đã tạo ra một cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt đối với người Thổ Nhĩ Kỳ khi đồng lira của nước này giảm mạnh. Đồng tiền này đã mất khoảng 80% giá trị so với đồng USD trong 5 năm qua. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nhận thấy nguồn dự trữ ngoại tệ của mình ở mức thấp một cách bấp bênh khi nước này bán hàng tỷ USD ngoại hối để hỗ trợ giá trị đồng lira.

Người đã nỗ lực giúp Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại nền kinh tế chính thống là Simsek, Bộ trưởng Tài chính do Erdogan bổ nhiệm. Ông từng giữ chức Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính từ năm 2009 - 2018 và được đông đảo các nhà đầu tư tôn trọng.

Sau vài năm kiểm soát chặt chẽ Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan dường như sẵn sàng để các nhà hoạch định chính sách tiền tệ độc lập hơn – ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.

Theo George Dyson, chuyên gia phân tích tại Công ty tư vấn Control Risks, Tổng thống Erdogan đã chấp nhận rằng “nỗi đau” ngắn hạn là cần thiết để khắc phục nền kinh tế, dường như việc trao quyền cho Simsek sẽ tác động tốt đến thị trường.

“Câu hỏi được đặt ra là Tổng thống Erdogan sẽ chịu đựng “nỗi đau” đó trong bao lâu, khi áp lực từ xã hội trở nên quá lớn, ông ấy sẽ giành lại quyền kiểm soát từ tay Simsek. Sự cám dỗ sẽ luôn hiện diện để Erdogan can thiệp một lần nữa”, Dyson nói.

Trước đó vào giữa tháng 6/2023, Tổng thống Erdogan từng tuyên bố quan điểm phản đối của ông đối với việc tăng lãi suất là không đổi, nhưng ông sẽ tuân theo quyết định của Simsek để kéo giảm lạm phát.

Cũng theo Tổng thống Erdogan, có một số nhầm lẫn nghi ngờ việc chính ông sẽ là người đưa ra thay đổi quan trọng trong chính sách lãi suất. Tuy nhiên, Erdogan khẳng định, chính sách lãi suất sẽ được Bộ trưởng Tài chính thực hiện từng bước nhanh chóng và thoải mái với ngân hàng trung ương.

Nhiều yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế vĩ mô

Một loạt những thay đổi trong chính sách là cần thiết để đưa nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trở về đúng quỹ đạo. Bên cạnh việc đồng lira bị rớt giá chưa từng có so với đồng USD, tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bành trướng hơn nhiều so với dự đoán thị trường trong những tháng gần đây và dự trữ của nhà nước đã hao hụt, giảm hơn 8 tỷ USD chỉ trong tháng 4/2023 vừa qua.

Can Selcuki, Giám đốc công ty dữ liệu Turkiye Raporu có trụ sở tại Istanbul đánh giá, nền kinh tế vĩ mô Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại đang phải trải qua nhiều yếu tố nhạy cảm do chính sách lãi suất thấp được thực thi từ tháng 9/2021 và chắc chắn là còn bởi lạm phát cao.

“Vậy nên quyết định hạ lãi là nỗ lực đưa đất nước trở lại với một chính sách tiền tệ chính thống, giảm thiểu lạm phát trong thời gian chờ đợi và để có thêm không gian bắt đầu khắc phục những vấn đề kinh tế vĩ mô, cũng như rút lại một vài chính sách đã từng được thi hành trong thời gian cuộc bầu cử diễn ra”, Can Selcuki cho biết thêm.

Theo CNBC.com

Thảo Ngân-Ngọc Thơ-Nghiêm Thảo-Minh Thuận