Chủ tịch Quốc hội yêu cầu sớm tổ chức phiên giải trình về việc thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp
Trước tình trạng cố ý đùn đẩy trách nhiệm, không thực hiện việc hoàn thế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu không thể để tiếp tục trì trệ trong giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp và cần sớm tổ chức phiên giải trình để làm rõ thực trạng về vấn đề này.
Trước phản ánh của doanh nghiệp về việc có tình trạng cố ý đùn đẩy trách nhiệm, không thực hiện việc hoàn thế giá trị gia tăng dù đã thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ hoàn thuế theo quy định của pháp luật và hồ sơ hoàn thuế cũng đã được cơ quan công an xác minh không có có dấu hiệu vi phạm.
Trong khi thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình sản xuất, chế biến để xuất khẩu đã ứng trước tiền thuế để nộp vào Ngân sách nhà nước.
Do đó, việc chậm hoàn thuế giá trị gia tăng đã làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Tại phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện tháng 5 và tháng 6/2023, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm đến tình trạng chậm hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và đề nghị cần có giải pháp sớm giải quyết vấn đề này.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, sức khỏe đã bào mòn qua nhiều năm. Đây là khoản tiền của doanh nghiệp ứng trước để nộp cho ngân sách nhưng khi hoàn lại thì thủ tục lại khó khăn, có trường hợp còn vòng vo.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, vấn đề này cần được báo cáo lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây cũng là nội dung được quyết nghị trong Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các cơ quan cần quan tâm làm rõ và có báo cáo.
Báo cáo làm rõ vấn đề Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế Vũ Chí Hùng cho biết, công tác hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo Điều 73 Luật Quản lý thuế và Điều 33 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng được phân làm 2 loại, gồm hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau và hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau.
Đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau nếu đáp ứng đủ điều kiện về hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định thì cơ quan thuế hoàn thuế theo đúng quy định. Các hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau thì cần phải kiểm tra để có cơ sở giải quyết, xử lý hoàn thuế theo quy định.
Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và Bộ Công an đã phát hiện và xử lý một số vụ việc lợi dụng để trốn thuế và chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Qua rà soát và công tác phối hợp xác minh với cơ quan chức năng, Bộ Tài chính nhận thấy có một số hành vi gian lận điển hình như các đối tượng cũng lợi dụng chính sách thông thoáng trong quy định về thành lập doanh nghiệp để thành lập các doanh nghiệp không nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh mà nhằm mục đích mua bán hóa đơn giá trị gia tăng để trục lợi.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế Vũ Chí Hùng nêu rõ, trên tinh thần chống gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng, Tổng cục thuế tham mưu với Bộ Tài chính rà soát các quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, thuế suất và các điều kiện về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu; rà soát các quy định về thủ tục hoàn thuế theo Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn, sẽ kiến nghị với các cơ quan chức năng liên quan đến đăng ký kinh doanh có quy định chặt chẽ để đối chiếu nhân thân, xác thực nhân thân khi thành lập doanh nghiệp.
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Quốc hội đã có nghị quyết chung của kỳ họp, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo về vấn đề này. Đây là trách nhiệm của Tổng Cục Thuế và Bộ Tài chính.
Chúng ta chống gian lận, chống sai sót nhưng không phải vì thế mà làm trì hoãn bởi trong bối cảnh doanh nghiệp tiếp cận vốn rất khó khăn mà tiền của doanh nghiệp lại không hoàn lại. Nếu đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp, liệu mình có thể sống được không, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Đây là vấn đề bức xúc được báo chí phản ánh nhiều, cử tri quan tâm, Quốc hội đã có nghị quyết. Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần thiết, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội tiến hành giám sát nội dung này, tổ chức phiên giải trình để làm rõ các số liệu, tình hình chậm hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Không thể mãi kéo dài tình trạng này”.
Hoàn thuế giá trị gia tăng là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước. Quỹ để hoàn thuế giá trị gia tăng năm nào Quốc hội cũng bố trí trong dự toán ngân sách. Đây là tiền của doanh nghiệp, doanh nghiệp không đi xin. Vì vậy thủ tục nào không đúng thì hướng dẫn, ai làm sai, vi phạm pháp luật thì đề nghị xử lý, cán bộ thuế sai cũng phải xử lý cán bộ thuế, chứ không thể vì chống gian lận mà để trì trệ và phải nói mãi vấn đề này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần thể hiện rõ: “Phải giải quyết ngay và phải sớm tổ chức phiên giải trình về vấn đề này”.
Trước phản ánh của doanh nghiệp về việc có tình trạng cố ý đùn đẩy trách nhiệm, không thực hiện việc hoàn thế giá trị gia tăng dù đã thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ hoàn thuế theo quy định của pháp luật và hồ sơ hoàn thuế cũng đã được cơ quan công an xác minh không có có dấu hiệu vi phạm.
Trong khi thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình sản xuất, chế biến để xuất khẩu đã ứng trước tiền thuế để nộp vào Ngân sách nhà nước.
Do đó, việc chậm hoàn thuế giá trị gia tăng đã làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Tại phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện tháng 5 và tháng 6/2023, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm đến tình trạng chậm hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và đề nghị cần có giải pháp sớm giải quyết vấn đề này.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, sức khỏe đã bào mòn qua nhiều năm. Việc tiếp cận tín dụng cũng rất khó, mặc dù hạ lãi suất xuống nhưng các điều kiện, tiêu chí, tiêu chuẩn để tiếp cận tín dụng cũng rất ngặt nghèo nên khoản tiền được hoàn thuế có ý nghĩa với doanh nghiệp. Đây là khoản tiền của doanh nghiệp ứng trước để nộp cho ngân sách nhưng khi hoàn lại thì thủ tục lại khó khăn, có trường hợp còn vòng vo.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng đây là vấn đề cần được báo cáo lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây cũng là nội dung được quyết nghị trong Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các cơ quan cần quan tâm làm rõ và có báo cáo.
Báo cáo làm rõ vấn đề Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế Vũ Chí Hùng cho biết, công tác hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo Điều 73 Luật Quản lý thuế và Điều 33 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng được phân làm 2 loại, gồm hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau và hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau.
Đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau nếu đáp ứng đủ điều kiện về hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định thì cơ quan thuế hoàn thuế theo đúng quy định. Các hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau thì cần phải kiểm tra để có cơ sở giải quyết, xử lý hoàn thuế theo quy định.
Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và Bộ Công an đã phát hiện và xử lý một số vụ việc lợi dụng để trốn thuế và chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Qua rà soát và công tác phối hợp xác minh với cơ quan chức năng, Bộ Tài chính nhận thấy có một số hành vi gian lận điển hình như các đối tượng cũng lợi dụng chính sách thông thoáng trong quy định về thành lập doanh nghiệp để thành lập các doanh nghiệp không nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh mà nhằm mục đích mua bán hóa đơn giá trị gia tăng để trục lợi.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế Vũ Chí Hùng nêu rõ, trên tinh thần chống gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng, Tổng cục thuế tham mưu với Bộ Tài chính rà soát các quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, thuế suất và các điều kiện về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu; rà soát các quy định về thủ tục hoàn thuế theo Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn, sẽ kiến nghị với các cơ quan chức năng liên quan đến đăng ký kinh doanh có quy định chặt chẽ để đối chiếu nhân thân, xác thực nhân thân khi thành lập doanh nghiệp.
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Quốc hội đã có nghị quyết chung của kỳ họp, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo về vấn đề này. Đây là trách nhiệm của Tổng Cục Thuế và Bộ Tài chính.
Chúng ta chống gian lận, chống sai sót nhưng không phải vì thế mà làm trì hoãn bởi trong bối cảnh doanh nghiệp tiếp cận vốn rất khó khăn mà tiền của doanh nghiệp lại không hoàn lại. Nếu đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp, liệu mình có thể sống được không, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Đây là vấn đề bức xúc được báo chí phản ánh nhiều, cử tri quan tâm, Quốc hội đã có nghị quyết. Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần thiết, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội tiến hành giám sát nội dung này, tổ chức phiên giải trình để làm rõ các số liệu, tình hình chậm hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Không thể mãi kéo dài tình trạng này”.
Hoàn thuế giá trị gia tăng là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước. Quỹ để hoàn thuế giá trị gia tăng năm nào Quốc hội cũng bố trí trong dự toán ngân sách. Đây là tiền của doanh nghiệp, doanh nghiệp không đi xin. Vì vậy thủ tục nào không đúng thì hướng dẫn, ai làm sai, vi phạm pháp luật thì đề nghị xử lý, cán bộ thuế sai cũng phải xử lý cán bộ thuế, chứ không thể vì chống gian lận mà để trì trệ và phải nói mãi vấn đề này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần thể hiện rõ: “Phải giải quyết ngay và phải sớm tổ chức phiên giải trình về vấn đề này”.