FED giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 22 năm
Ngày 1/11 (giờ Mỹ), Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định duy trì lãi suất chuẩn ở mức 5,25% -5,50%, cao nhất trong 22 năm, đồng thời để ngỏ khả năng có thêm những hành động trong bối cảnh các quan chức đang nỗ lực đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương.
Trong tuyên bố mới nhất, FED đã nâng cấp đánh giá về nền kinh tế lên "mạnh" trong quý III từ mức "vững chắc" vào tháng 9.
FED cũng lưu ý rằng mức tăng việc làm đã "chậm lại" sau khi trong tháng 9 tổ chức này ghi nhận tăng trưởng việc làm đã "chậm lại" trong kỳ họp giữa kỳ trước đó.
FED cho biết: “Các chỉ số gần đây cho thấy hoạt động kinh tế đã mở rộng với tốc độ mạnh mẽ trong quý III. Mức tăng việc làm đã chững lại kể từ đầu năm nhưng vẫn ở mức cao và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp. Lạm phát vẫn tăng cao."
Dữ liệu GDP quý III được công bố vào tuần trước cho thấy mức tăng trưởng trong những tháng mùa hè đạt mức rất cao 4,9% tính theo năm, chủ yếu nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ, trong đó doanh số bán lẻ tăng vọt trong tháng 9.
FED cũng nhắc lại việc tăng lãi suất trong tương lai sẽ phụ thuộc vào đánh giá tác động của những lần tăng lãi suất trước đó đối với nền kinh tế, hiệu ứng trễ và sự phát triển của nền kinh tế.
'Có nên tăng thêm lãi suất không?'
Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết trong cuộc họp báo sau khi quyết định được đưa ra rằng Ủy ban thị trường mở "đang xử lý thông tin kỹ càng" và sẽ tiếp tục đưa ra quyết định "từng cuộc họp", thể hiện rõ rằng FED không đóng cửa với việc tăng lãi suất thêm.
Trên thực tế, ông nhấn mạnh rằng "Ủy ban hiện không nghĩ đến việc cắt giảm lãi suất." Thay vào đó, ông cho biết ủy ban đang đặt ra câu hỏi: "Chúng ta có nên tăng lãi suất thêm nữa không?"
Ông nói thêm, ý kiến cho rằng khó có thể đẩy lãi suất lên cao hơn sau khi tạm dừng tại hai cuộc họp liên tiếp là "không đúng".
Phần lớn các quan chức FED dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm một lần nữa tại cuộc họp chính sách tháng 9.
FED cũng ghi nhận sự gia tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc, vốn đã gây áp lực lên thị trường tài chính trong những tuần gần đây: “Các điều kiện tài chính và tín dụng chặt chẽ hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, việc làm và lạm phát. Mức độ của những tác động này vẫn chưa chắc chắn."
Các quan chức FED cho biết họ đang tiến hành một cách thận trọng khi cân nhắc các hành động trong tương lai đối với vấn đề lãi suất và mất nhiều thời gian hơn để tiếp thu dữ liệu lạm phát đang hạ nhiệt cũng như đánh giá liệu chi tiêu tiêu dùng và tăng trưởng việc làm nóng hơn dự kiến có thể tiếp tục nữa không, khiến cho lạm phát cao hơn trong thời gian dài hơn hay không.
Với khả năng phục hồi của nền kinh tế, ông Powell đã nhắc lại lời cảnh báo về việc tăng trưởng liên tục trên xu hướng hoặc tăng trưởng việc làm mạnh mẽ tiếp tục có thể khiến lạm phát gặp rủi ro hơn nữa.
“Tăng trưởng chậm lại giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về việc chúng tôi cần phải làm gì nhiều hơn nữa nếu cần làm nhiều hơn,” Powell nói trong cuộc họp báo.
Dữ liệu chi tiêu mới công bố trong tháng 9 cho thấy người tiêu dùng đang chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được. Người tiêu dùng tăng chi tiêu trong ba tháng qua trong khi thu nhập khả dụng thực tế giảm so với cùng kỳ, điều này đặt ra câu hỏi về việc chi tiêu có thể kéo dài bao lâu ở các mức này.
Trong khi đó, lạm phát dựa trên thước đo ưa thích của FED - Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng, hay còn gọi là PCE "cốt lõi" - cho thấy giá cả trong tháng 9 đã tăng 3,7% so với năm trước, đưa ra triển vọng lạm phát kết thúc năm 2023 có thể dưới mức mà các quan chức đã dự kiến.