Quốc hội chốt bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 là gần 400.000 tỷ đồng
Với 466 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,33%), sáng nay (ngày 10/11), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Trong đó, quyết nghị mức bội chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) là 399.400 tỷ đồng, tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Theo đó, Quốc hội thông qua dự toán NSNN năm 2024 như sau: Số thu NSNN là 1.700.988 tỷ đồng. Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương (NSĐP) đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỷ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Tổng số chi NSNN là 2.119.428 tỷ đồng. Mức bội chi NSNN là 399.400 tỷ đồng, tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Tổng mức vay của NSNN là 690.553 tỷ đồng.
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, về đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 2023, một số ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước vì chỉ đạt được 15,7% GDP, thấp hơn yêu cầu quy định tại Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và thấp hơn so với năm 2022.
Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Lê Quang Mạnh cho biết, trong 2 năm 2022- 2023, nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế không đạt như kế hoạch, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn… Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số chính sách thu theo hướng miễn, giãn, giảm thuế suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất kinh doanh với quy mô lớn. Theo đó, hệ thống chính sách thu không thể điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ huy động cao hơn vào NSNN, khai thác các dư địa thu, mở rộng và chống xói mòn cơ sở thuế như yêu cầu tại Nghị quyết số 23/2021/QH15. Điều này, đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ huy động vào NSNN năm 2023 như đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã nêu.
Trong thời gian tới, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai đầy đủ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế; quản lý chặt chẽ nguồn thu, thu đúng, thu đủ, chống thất thu, góp phần tăng thu cho NSNN, đảm bảo cân đối thu - chi NSNN. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN để phấn đấu thực hiện ở mức cao nhất theo mục tiêu Nghị quyết số 23/2021/QH15 đã đề ra.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Lê Quang Mạnh, nhiều ý kiến đề nghị sớm cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/9/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương và điều chỉnh lại một số khoản thu từ thuế nhằm góp phần tăng nguồn lực cho NSTW.
Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng, đúng như ý kiến các vị ĐBQH đã nêu, việc xem xét điều tiết lại nguồn thu từ đất thành khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) là một trong những nhiệm vụ đã được quy định tại Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Để thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW, góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của NSTW, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật tài chính về đất đai, có cơ chế điều tiết hợp lý nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương, góp phần tăng thu NSTW. Nội dung này đã được thể hiện tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết.
Chủ nhiệm Ủy ban TCNS cho biết, trong 2 năm 2022- 2023, nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế không đạt như kế hoạch, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn…, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số chính sách thu theo hướng miễn, giãn, giảm thuế suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất kinh doanhvới quy mô lớn. Theo đó, hệ thống chính sách thu không thể điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ huy động cao hơn vào NSNN, khai thác các dư địa thu, mở rộng và chống xói mòn cơ sở thuế như yêu cầu tại Nghị quyết số 23/2021/QH15.Theo đó, đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ huy động vào NSNN năm 2023 như ĐBQH đã nêu.
Trong thời gian tới, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai đầy đủ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế; quản lý chặt chẽ nguồn thu, thu đúng, thu đủ, chống thất thu, góp phần tăng thu cho NSNN, đảm bảo cân đối thu - chi NSNN. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN để phấn đấu thực hiện ở mức cao nhất theo mục tiêu Nghị quyết số 23/2021/QH15 đã đề ra.
Nhiều ý kiến đề nghị sớm cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/9/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương và điều chỉnh lại một số khoản thu từ thuế nhằm góp phần tăng nguồn lực cho NSTW.
Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng, việc xem xét điều tiết lại nguồn thu từ đất thành khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) là một trong những nhiệm vụ đã được quy định tại Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Để thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW, góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của NSTW, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật tài chính về đất đai, có cơ chế điều tiết hợp lý nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương, góp phần tăng thu NSTW. Nội dung này đã được thể hiện tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Lê Quang Mạnh, một số ý kiến đề nghị báo cáo cụ thể về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và có giải pháp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng đồng thời phải bảo đảm tính hiệu quả, chặt chẽ, tránh gây thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Thực tế, trong những năm gần đây, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp còn thấp, nhiều năm không đạt dự toán. Dự toán năm 2023 xây dựng ở mức khá thận trọng (3 nghìn tỷ đồng). Tuy thực hiện 8 tháng năm 2023 ước đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, bằng 246,7% dự toán, song ước thu cả năm bằng thu 8 tháng, chủ yếu do tăng thu nộp ngân sách tiền thoái vốn tại doanh nghiệp thuộc địa phương từ các năm trước. Điều này cho thấy, tình hình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2023 chưa được cải thiện, còn bất cập. Chính phủ dự kiến giai đoạn 2021 - 2025 chỉ thu được khoảng 26 - 27 nghìn tỷ đồng, làm ảnh hưởng lớn đến việc cân đối nguồn cho đầu tư phát triển theo Nghị quyết 23.
Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Lê Quang Mạnh cho biết, tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, UBTVQH đề nghị Chính phủ có báo cáo cụ thể, rõ ràng về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp gửi các vị ĐBQH. Đồng thời, sớm có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả, chặt chẽ, tránh gây thất thoát vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp như quy định tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết.