Kỳ vọng OPEC+ hạ mạnh sản lượng đẩy giá dầu tăng cao
Trong tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EAI) bất ngờ công bố dự trữ dầu thô và dầu chưng cất tăng cao đột biến, cho thấy nhu cầu yếu đi. Dự trữ xăng cũng tăng cao hơn so với kỳ vọng, theo số liệu công bố.
Phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu tăng hơn 1 USD/thùng khi mà nhà đầu tư tập trung sự chú ý vào kỳ vọng nguồn cung tiếp tục bị Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đồng minh (OPEC+) cắt giảm mạnh tay hơn.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 1,42 USD/thùng tương đương 1,7% lên 83,1 USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 1,45 USD/thùng tương đương 1,9% lên 77,86 USD/thùng.
Thị trường dầu được hỗ trợ bởi kỳ vọng sẽ có những động thái trợ giá từ OPEC+, theo chuyên gia phân tích tại Kpler – ông Matt Smith.
Các thành viên thuộc OPEC+, trong đó có các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nước đồng minh như Nga, dự kiến sẽ có cuộc họp chính sách vào ngày thứ Năm. Các cuộc đối thoại trước thềm cuộc họp này tập trung vào các biện pháp cắt giảm sản lượng, chi tiết cụ thể chưa được công bố.
Theo các nguồn tin truyền thông, mức cắt giảm sản lượng có thể khoảng 1 triệu thùng/ngày.
“Hiện tại, tâm điểm chú ý của thị trường là cuộc họp ngày 30/11 của OPEC, chi tiết cuối cùng sẽ quyết định hướng diễn biến của thị trường”, chuyên gia phân tích tại CFRA – ông Stewart Glickman nói.
Trong tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EAI) bất ngờ công bố dự trữ dầu thô và dầu chưng cất tăng cao đột biến, điều này cho thấy nhu cầu yếu đi. Dự trữ xăng cũng tăng cao hơn so với kỳ vọng, theo số liệu công bố.
Dù vậy ảnh hưởng từ việc dự trữ các sản phẩm thô tăng cao được giảm đi bởi việc dự trữ của một số sản phẩm đã qua xử lý giảm đi, theo phân tích của chuyên gia ngân hàng UBS – ông Giovanni Staunovo.
Một cơn bão lớn tại khu vực Biển Đen đã khiến cho xuất khẩu dầu từ Kazakhstan và Nga giảm ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày, theo số liệu chính thức từ phía nhà nước cũng như cơ quan quản lý cảng biển. Như vậy hoàn toàn có lý do để tin nguồn cung trong thời gian tới cũng sẽ có những hạn chế.
Các giếng dầu lớn nhất Kazakhstan giảm sản lượng hàng ngày ước tính khoảng 56% từ ngày 27/11, theo thông tin từ Bộ Năng lượng Kazakh.
Khi phải cắt giảm sản lượng, không ít nước thuộc OPEC+ gặp khó với vấn đề ngân sách và công suất khai thác thừa. Tuy nhiên việc chấp nhận mức giá cơ sở thấp cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro khi mà sản lượng phục hồi.
Trong tuần trước, 3 đại biểu thuộc OPEC+ nhấn mạnh rằng giá dầu trong thời gian gần đây chịu áp lực bởi diễn biến trên thị trường tương lai. Một đại biểu khác trong khi đó khẳng định giá dầu hiện giờ chịu ảnh hưởng bởi chính trị toàn cầu, trong đó có bao gồm tình hình tại Gaza.
Các nước thành viên thuộc OPEC+ hiện đã cắt giảm sản lượng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày, trong đó có 1,66 triệu thùng dầu cắt giảm sản lượng tự nguyện từ một số nước thành viên. Cả hai quyết định hạ sản lượng này đều có hiệu lực đến cuối năm 2024.
Ngoài các biện pháp kể trên, Saudi Arabia và Nga cắt giảm sản lượng lần lượt 1 triệu thùng dầu/ngày và 300.000 thùng dầu/ngày cho đến cuối năm. Các biện pháp cắt giảm sản lượng đã giúp đẩy tăng giá dầu trong bối cảnh lãi suất cao và biến động ngành ngân hàng tăng mạnh trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên sau đó đà tăng của giá dầu đã giảm đi do kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm cũng như bất ổn chính trị tại Trung Đông.
Việc OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng sẽ có thể tạo ra thêm căng thẳng giữa nhóm OPEC+ với Mỹ bởi nước Mỹ muốn giá dầu thấp hỗ trợ cho người tiêu dùng. Việc phía Mỹ kêu gọi gia tăng sản lượng tuy nhiên sẽ có thể trái ngược với nỗ lực của Washington tại COP28 về việc giảm các bon hóa.