Chứng khoán

Những công ty chứng khoán còn ít room cho vay margin nhất sau quý IV/2023

Mai Hương 25/01/2024 - 16:37

Dù dư địa cho vay margin và ứng trước của thị trường vẫn dồi dào nhưng sau quý IV/2023 đã có nhiều CTCK mở rộng hoạt động cho vay khiến dư địa còn lại thu hẹp nhanh hơn mặt bằng chung.

Những công ty chứng khoán còn ít room cho vay margin nhất sau quý IV/2023

Theo thống kê, tổng mức cho vay và ứng trước từ 26 công ty chứng khoán (CTCK) đã tăng gần 10%, gần bằng mức tăng trưởng của quý III/2023. Dư địa cho vay của các CTCK vẫn còn khá nhiều dù đã thu hẹp so với các quý trước xuống còn 57,37%.

top26a-7842-6675-7425.png
Theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các CTCK không được phép cho vay ký quỹ quá 2 lần vốn chủ sở hữu.

Tuy nhiên, với nhiều CTCK, sự quyết liệt trong động thái cho vay margin trong quý IV/2023 cũng đã kéo room xuống dưới mặt bằng chung.

mbs2-3412-2173.png

Trong số này, MBS là CTCK đã thể hiện rất quyết liệt trong quý cuối năm với dư nợ cho vay và ứng trước tăng tới 41%, đạt hơn 9.200 tỷ đồng-mức cao nhất từ trước tới nay. Đồng thời, room còn lại của MBS cũng xuống thấp nhất 6 quý, còn 8,5%.

Công ty có room thấp nhất trong nhóm 26 CTCK được thống kê là PHS thực tế lại chỉ tăng nhẹ dư nợ so với quý trước đó, tăng 2% lên 2.951 tỷ đồng.

roomchovay-5147.png

Trong khi đó, một số CTCK với room cho vay hơn 20% cũng ghi nhận trạng thái nhà đầu tư tích cực sử dụng margin trong quý IV/2023. Đó là VCI với dư nợ cho và ứng trước tăng 38%, FTS tăng 14%, VPS tăng 8%, KIS tăng 7%, HCM (HSC) tăng 7%.

Nhìn chung, với trạng thái thị trường vẫn chưa quá nóng, các CTCK này vẫn có dư địa mở rộng dư nợ vay cho khách hàng bởi thị trường chưa ghi nhận trạng thái tăng nóng.

Chỉ trong giai đoạn 2 năm thị trường chứng khoán bùng nổ do tác động của dịch COVID-19, tình trạng này mới xảy khi dư nợ cho vay margin của một số CTCK đã ghi nhận trạng thái kịch trần.

Nhưng với room ít hơn mặt bằng chung, không thể phủ nhận nhu cầu tăng vốn để duy trì sự cạnh tranh trên thị trường cũng sẽ lớn hơn ở các CTCK này. Đây cũng là một trong những lý do thúc đẩy HCM đang phải khẩn trương tiến hành đợt tăng vốn gần 3.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu và trả cổ tức.

Chưa kể đến, cả những CTCK còn dư dả về room cho vay hơn mặt bằng chung cũng đang ráo riết tăng quy mô vốn lên trong năm nay để tăng cường khả năng cạnh tranh.

topvonchusohuuq423-5077-3493.png
Top CTCK có vốn chủ sở hữu lớn nhất tính đến hết quý IV/2023.

Cụ thể, SSI với room còn lại 66,5% vẫn đang chuẩn bị cho đợt tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.500 tỷ đồng. Trong khi đó, ACBS với room cho vay 59% cũng đã được ngân hàng mẹ ACB chấp thuận kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 4.000 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng trong năm nay.

Mai Hương