Thông tin lạm phát Mỹ khiến thị trường vàng và cổ phiếu Mỹ giảm sốc
Việc giá vàng suy yếu có thể là kết quả trực tiếp từ Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ (CPI) công bố ngày thứ Ba tăng nóng hơn so với kỳ vọng. Áp lực lạm phát gia tăng sẽ khiến FED buộc phải giữ lãi suất ở ngưỡng cao hơn so với kỳ vọng.
Thông tin lạm phát Mỹ tháng 1/2024 mới công bố đã gây sốc thị trường vàng và chứng khoán Mỹ.
Vàng lập tức đương đầu với đợt bán mạnh sau khi Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) công bố CPI tháng 1/2024. Theo đó, lạm phát Mỹ trong tháng đầu của năm đã tăng nóng hơn so với kỳ vọng của chuyên gia.
Chỉ số lạm phát toàn phần tháng 1/2024 tăng 0,3%, cao hơn so với mức tăng 0,2% theo kỳ vọng của các chuyên gia. Chỉ số lạm phát lõi, tức không tính giá thực phẩm và năng lượng vốn có nhiều biến động, tăng 0,4%, cao hơn mức dự báo 0,3%.
Còn nếu so với cùng kỳ năm trước, chỉ số lạm phát toàn phần tăng 3,1%, thấp hơn mức tăng 3,4% của tháng 12/2023. Trước đó, các chuyên gia từng tin rằng chỉ số lạm phát tháng 1/2024 sẽ chỉ tăng 2,9% so với cùng kỳ. Chỉ số lạm phát lõi tháng 1/2024 tăng đến 3,9%, trong khi kỳ vọng của chuyên gia là 3,7%.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá vàng giao hợp đồng tương lai tháng 4/2024 giảm 25,20USD/ounce (tương đương 1,2%), xuống 2.007,8USD/ounce.
Trước đó trong phiên giao dịch giá vàng đã có lúc hạ xuống mức 2.002,8USD/ounce.
Giá vàng giao hợp đồng tháng 2/2024 giảm 26,20USD/ounce (tương đương 1,3%), xuống 1.992USD/ounce.
Như vậy cả hai loại giá vàng đều rơi xuống ngưỡng thấp nhất tính từ đầu năm. Giá vàng giao hợp đồng tháng 2/2024 đóng cửa ở ngưỡng thấp nhất tính từ ngày 13/12/2023, theo số liệu của Dow Jones Market Data.
Việc giá vàng suy yếu có thể là kết quả trực tiếp từ việc chỉ số giá tiêu dùng Mỹ (CPI) công bố ngày thứ Ba tăng nóng hơn so với kỳ vọng. Áp lực lạm phát gia tăng sẽ khiến FED buộc phải giữ lãi suất ở ngưỡng cao hơn so với kỳ vọng.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt phiên 13/2 mất 524,63 điểm (1,35%), đóng cửa ở mức 38.272,75 - phiên giảm điểm tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2023. Chỉ số trước đó có thời điểm giảm hơn 750 điểm, tương đương 1,95%.
S&P 500 cũng đóng cửa trong sắc đỏ của hàng loạt cổ phiếu, chỉ số hạ 1,37% xuống 4.953,17 điểm, trong khi Nasdaq Composite giảm 1,8% xuống mức 15.655 điểm. Russell 2000 cũng bị ảnh hưởng mạnh, giảm gần 4% - đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2022.
Đồng tiền số có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường - Bitcoin - giảm gần 3% giá trị, từ mức hơn 50.000 USD xuống 48.600 USD chỉ trong vài phút sau khi tin CPI được công bố. Đến đầu giờ sáng nay, giá Bitcoin tăng trở lại ngưỡng 49.000 USD.
Việc giá vàng suy yếu có thể là kết quả trực tiếp từ việc chỉ số giá tiêu dùng Mỹ (CPI) công bố ngày thứ Ba tăng nóng hơn so với kỳ vọng. Áp lực lạm phát gia tăng sẽ khiến Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) buộc phải giữ lãi suất ở ngưỡng cao hơn so với kỳ vọng.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt phiên ngày 13/2 mất 524,63 điểm (1,35%), đóng cửa ở mức 38.272,75 - phiên giảm điểm tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2023. Chỉ số trước đó có thời điểm giảm hơn 750 điểm, tương đương 1,95%.
S&P 500 cũng đóng cửa trong sắc đỏ của hàng loạt cổ phiếu, chỉ số hạ 1,37% xuống 4.953,17 điểm, trong khi Nasdaq Composite giảm 1,8% xuống mức 15.655 điểm. Russell 2000 cũng bị ảnh hưởng mạnh, giảm gần 4% - đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2022.
Đồng tiền số có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường - Bitcoin - giảm gần 3% giá trị, từ mức hơn 50.000 USD xuống 48.600 USD chỉ trong vài phút sau khi tin CPI được công bố. Đến đầu giờ sáng nay, giá Bitcoin tăng trở lại ngưỡng 49.000 USD.