Dow Jones hạ gần 400 điểm trong phiên bán mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ
Thị trường chứng khoán Mỹ chịu áp lực khi lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm lên ngưỡng cao nhất tính từ ngày 28/11/2023. Giá dầu đồng thời tăng lên mức cao tương đương với 5 tháng trước.
Phiên giao dịch ngày thứ Ba (ngày 2/4), chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ đến phiên ngày thứ 2, như vậy thị trường tiếp tục có khởi đầu quý đầy bi quan khi mà lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính tăng, đồng thời nhiều nhà đầu tư cũng giảm kỳ vọng về khả năng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ hạ lãi suất trong tháng 6/2024.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/4, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 396,61 điểm tương đương 1% xuống 39.170,24 điểm. Ở mức đáy của phiên, chỉ số Dow Jones hạ đến hơn 500 điểm.
Chỉ số S&P 500 hạ 0,72% xuống 5.205,81 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 0,95% xuống 16.240,45 điểm, đây cũng là ngày giao dịch tệ hại nhất tính từ 5/3 với chỉ số Dow Jones và chỉ số S&P 500.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã khởi đầu quý II/2024 không mấy lạc quan sau thông tin lạm phát cao vào tuần trước, ngoài ra một vài số liệu kinh tế Mỹ khác tốt hơn kỳ vọng đã đẩy lợi suất trái phiếu tăng và làm giảm khả năng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất trong tháng 6/2024.
Thị trường chứng khoán Mỹ chịu áp lực khi lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm lên ngưỡng cao nhất tính từ ngày 28/11/2023. Giá dầu đồng thời tăng lên mức cao tương đương với 5 tháng trước.
“Thị trường chứng khoán Mỹ đang chịu ảnh hưởng từ hai cú sốc bao gồm số liệu lạm phát nóng cũng như hoạt động chốt lời của nhà đầu tư. Sau khi thị trường đã tăng trưởng nóng trong quý I/2024, thị trường nhiều khả năng đang hướng đến sự điều chỉnh”, CEO quỹ AXS Investments – ông Greg Bassuk phân tích.
Giám đốc điều hành quỹ Douglas C. Lane & Associates, bà Sarat Sethi, trong khi đó không quá lo lắng với đợt bán mạnh cổ phiếu và khẳng định đây là sự điều chỉnh bình thường sau khi thị trường chứng khoán đã tăng điểm quá nhanh và mạnh.
Phiên ngày thứ Ba, cổ phiếu Tesla hạ đến 4,9% sau khi công bố số lượng xe bán trong quý đầu năm gây thất vọng. Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp công nghệ bao gồm Nvidia, Alphabet, Microsoft đều giảm điểm.
Quý đầu năm, chỉ số S&P 500 tăng 10% và như vậy có khởi đầu năm tốt nhất tính từ năm 2019 bởi nhiều nhà đầu tư tin rằng lạm phát sẽ giảm sâu đủ để FED bắt đầu hạ lãi suất trong khi nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng. Chỉ số Nasdaq tăng 9% trong quý đầu năm bởi những cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ có liên quan đến trí tuệ nhân tạo ví như Nvidia tăng điểm mạnh.
Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 2/2024 tại Mỹ tăng 2,8%, vẫn còn khá xa mục tiêu 2% của FED. Vào ngày thứ Hai, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) công bố sản xuất Mỹ tăng trưởng lần đầu tiên tính từ tháng 9/2022.
Chủ tịch FED tại San Francisco và Chủ tịch FED tại Cleveland vào ngày thứ Ba khẳng định họ tin rằng sẽ có những đợt hạ lãi suất trong năm nay, tuy nhiên không tin rằng các biện pháp nới lỏng sẽ sớm được áp dụng. Khả năng FED hạ lãi suất vào tháng 6/2024 hiện đã được điều chỉnh giảm xuống mức 63% từ 70% của một tuần trước đó.