Nhìn ra thế giới

IMF điều chỉnh nâng dự báo kinh tế toàn cầu lên 3,2% trong năm 2024

Xuân Thanh 28/04/2024 - 11:01

Ngày 16/4/2024, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tiếp tục điều chỉnh nâng dự báo kinh tế toàn cầu do triển vọng kinh tế lạc quan. Theo đó, GDP năm 2024 được dự báo sẽ tăng 3,2% (điều chỉnh tăng thêm 0,1% so với dự báo đưa ra vào tháng 1/2024 và tăng 0,3% so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2023).

Theo IMF, kinh tế toàn cầu vẫn bền vững, với tốc độ tăng trưởng đều đặn khi lạm phát đang giảm dần về mục tiêu đề ra. Trong những năm gần đây, kinh tế toàn cầu đã đối mặt với nhiều khó khăn, bắt đầu là những rối loạn về các chuỗi cung ứng sau đại dịch COVID-19, xung đột Nga – Ukraine châm ngòi cho cuộc khủng hoảng năng lượng và thực phẩm toàn cầu, trầm trọng thêm diễn biến lạm phát.

Tuy nhiên, thế giới đã tránh bị rơi vào suy thoái, hệ thống ngân hàng tỏ ra khá bền vững, các nền kinh tế mới nổi hàng đầu không bị tổn thất đột ngột. Giá cả và lương tăng theo lạm phát, nhưng đã nhanh chóng hạ nhiệt, nên không dẫn đến vòng xoáy lương - giá.

Các thị trường phản ứng tích cực với triển vọng chấm dứt chính sách tiền tệ thắt chặt của các ngân hàng trung ương (NHTW). Điều kiện tài chính nới lỏng, định giá tài sản tăng cao, dòng vốn vào các nước mới nổi (không tính Trung Quốc) dồi dào, một số nước thu nhập thấp tiếp cận được thị trường trở lại.

Tăng trưởng kinh tế bền vững và lạm phát giảm nhanh đã tạo thuận lợi cho việc mở rộng nguồn cung, bao gồm tác động mờ nhạt dần của các cú sốc về giá năng lượng, nguồn cung lao động phục hồi mạnh. Chính sách tiền tệ quyết đoán và khung khổ chính sách cải thiện đã góp phần vào việc neo lạm phát kỳ vọng, nhất là tại các nước mới nổi.

Khái quát về dự báo tăng trưởng kinh tế hàng năm (%)

Thực tế và dự báo
Thay đổi (1)
Thay đổi (2)
2023
2024
2025
2024
2025
2024
2025
GDP toàn cầu
3,2
3,2
3,2
0,1
0,0
0,3
0,0
Các nước phát triển (AEs)
1,6
1,7
1,8
0,2
0,0
0,3
0,0
Mỹ
2,5
2,7
1,9
0,6
0,2
1,2
0,1
Khu vực đồng euro
0,4
0,8
1,5
-0,1
-0,2
-0,4
-0,3
CHLB Đức
-0,3
0,2
1,3
-0,3
-0,3
-0,7
-0,7
CH Pháp
0,9
0,7
1,4
-0,3
-0,3
-0,6
-0,4
Italy
0,9
0,7
0,7
0,0
-0,4
0,0
-0,3
Tây Ban Nha
2,5
1,9
2,1
0,4
0,0
0,2
0,0
Nhật Bản
1,9
0,9
1,0
0,0
0,2
-0,1
0,4
VQ Anh
0,1
0,5
1,5
-0,1
-0,1
-0,1
-0,5
Canada
1,1
1,2
2,3
-0,2
0,0
-0,4
-0,1
AEs khác (3)
1,8
2,0
2,4
-0,1
-0,1
-0,2
0,1
EMDEs
4,3
4,2
4,2
0,1
0,0
0,2
0,1
EMDEs châu Á
5,6
5,2
4,9
0,0
0,1
0,4
0,0
Trung Quốc
5,2
4,6
4,1
0,0
0,0
0,4
0,0
Ấn Độ
7,8
6,8
6,5
03
0,0
0,5
0,2
EMDEs châu Âu
3,2
3,1
2,8
0,3
0,3
0,9
0,3
CHLB Nga
3,6
3,2
1,8
0,6
0,7
2,1
0,8
Mỹ Latinh và Caribê
2,3
2,0
2,5
0,1
0,0
-0,3
0,1
Brazil
2,9
2,2
2,1
0,5
0,2
0,7
0,2
Mêhicô
3,2
2,4
1,4
-0,3
-0,1
0,3
-0,1
Trung Đông và Trung Á
2,0
2,8
4,2
-0,1
0,0
-0,6
0,3
Arập Xêút
-0,8
2,6
6,0
-0,1
0,5
-1,4
1,8
Cận Sahara châu Phi
3,4
3,8
4,0
0,0
-0,1
-0,2
-0,1
Nigeria
2,9
3,3
3,0
0,3
-0,1
0,2
-0,1
CH Nam Phi
0,6
0,9
1,2
-0,1
-0,1
-0,9
-0,4
GDP tính theo tỷ giá (4)
2,7
2,7
2,7
0,1
0,0
0,3
0,0
Liên minh châu Âu
0,6
1,1
1,8
-0,1
-0,1
-0,4
-0,3
ASEAN-5 (5)
4,1
4,5
4,6
-0,2
0,2
0,0
0,1
Trung Đông và Bắc Phi
1,9
2,7
4,2
-0,2
0,0
-0,7
0,3
EMDEs trung bình (6)
4,4
4,1
4,1
0,0
0,0
0,2
0,1
Các nước thu nhập thấp
4,0
4,7
5,2
-0,2
-0,1
-0,3
-0,1
Thương mại toàn cầu
0,3
3,0
3,3
-0,3
-0,3
-0,5
-0,4
AEs nhập khẩu
-1,0
2,0
2,8
-0,7
-0,4
-1,0
-0,4
EMDEs nhập khẩu
2,0
4,9
4,1
0,0
-0,3
0,5
-0,6
AEs xuất khẩu
0,9
2,5
2,9
-0,1
-0,3
-0,6
-0,4
EMDEs xuất khẩu
-0,1
3,7
3,9
-0,4
-0,4
-0,5
-0,3
Giá dầu (tính theo USD)
-16,4
2,5
-6,3
-0,2
-1,5
-1,8
-1,4
Hàng phi năng lượng (7)
-5,7
0,1
-0,4
1,0
0,0
2,8
-0,3
Giá tiêu dùng toàn cầu
6,8
5,9
4,5
0,1
0,1
0,1
-0,1
AEs
4,6
2,6
2,0
0,0
0,0
-0,4
-0,2
EMDEs
8,3
8,3
6,2
0,2
0,2
0,5
0,0

Nguồn: Tính toán của IMF

  • Tăng/giảm so với dự báo tháng 1/2024;
  • Tăng/giảm so với dự báo tháng 10/2023;
  • Không tính các nước G7 và khu vực đồng euro;
  • Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan;
  • Việt Nam chuyển sang nhóm nước mới nổi và thu nhập trung bình;
  • Giá trung bình dầu thô Brent, Fateh, WTI;
  • Không tính Venezuela.

Sau khi lạm phát cơ bản đạt đỉnh cao trung bình 9,4%, kinh tế toàn cầu bắt đầu thoát đáy và đạt mức tăng trưởng 2,3% vào cuối năm 2022. Theo dự báo mới nhất, GDP toàn cầu sẽ tăng 3,2% trong năm 2024 và năm 2025. Như vậy, GDP năm 2024 được điều chỉnh tăng thêm 0,1% so với dự báo đưa ra vào tháng 1/2024 và tăng 0,3% so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2023.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng trung bình trong lịch sử, nguyên nhân là do các yếu tố ngắn hạn (chi phí vay vốn vẫn ở mức cao, các gói hỗ trợ tài khóa giảm dần) và các yếu tố dài hạn (tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 và xung đột tại Ukraine), năng suất tăng thấp, kinh tế toàn cầu ngày càng bị chia cắt.

Trên toàn cầu, lạm phát cơ bản được kỳ vọng giảm từ tỷ lệ trung bình 6,8% trong năm 2023 xuống 5,9% vào năm 2024 và 4,5% vào năm 2025. Trong đó, lạm phát tại các nước phát triển (AEs) sẽ trở về mục tiêu đề ra sớm hơn so với tại các nước đang phát triển và mới nổi (EMDEs).

Vào thời điểm hiện nay, rủi ro đối với triển vọng toàn cầu nhìn chung là khá cân bằng. Kịch bản tăng trưởng thấp có thể xảy ra từ nguy cơ bùng phát giá cả do căng thẳng địa chính trị gây ra, bao gồm xung độ tại Ukraine và Trung Đông. Sự khác biệt về tốc độ giảm lạm phát giữa các nền kinh tế chủ chốt cũng có thể ảnh hưởng đến xu hướng tiền tệ, gây áp lực lên khu vực tài chính. Mặt bằng lãi suất cao có thể gây tác động tiêu cực cao hơn so với dự kiến, làm tăng gánh nặng nợ nần của các hộ gia đình, dẫn đến những căng thẳng về tài chính.

Tại Trung Quốc, nguy cơ thiếu vắng các biện pháp đối phó thích hợp đối với lĩnh vực bất động sản có thể cản trở tăng trưởng kinh tế, gây tổn thương cho các đối tác thương mại.

Trong bối cảnh nợ công khá cao tại nhiều nước, rối loạn trong việc tăng thuế và giảm chi tiêu có thể kìm hãm các hoạt động kinh tế, xói mòn niềm tin và các nỗ lực cải cách cũng như nhu cầu chi tiêu để giảm rủi ro bắt nguồn từ biến đổi khí hậu. Xu hướng chia cắt kinh tế có thể tăng cao, khi các nước tăng cường hàng rào bảo hộ, cản trở trao đổi thương mại, nguồn vốn và lao động.

Về kịch bản tăng trưởng cao, chính sách tài khóa nới lỏng hơn so với sự cần thiết có thể thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong ngắn hạn, mặc dù cái giá phải trả liên quan đến động thái điều chỉnh chính sách sau đó sẽ tăng cao. Nhờ lực lượng lao động tăng cao, lạm phát có thể sẽ giảm nhanh hơn so với kỳ vọng, cho phép các NHTW tiếp tục xây dựng kế hoạch nới lỏng tiền tệ. Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo và tập trung tái cơ cấu có thể thúc đẩy năng suất lao động.

Mặc dù triển vọng tích cực, nhiều thách thức vẫn ở phía trước, đòi hỏi phải có các giải pháp quyết liệt.

IMF, tháng 4/2024

Thứ nhất, mặc dù lạm phát đang giảm dần, nhưng áp lực lạm phát cơ bản trung bình và nhiều chỉ số lạm phát lõi vẫn tăng, mặc dù chỉ mang tính nhất thời, đòi hỏi phải coi giảm lạm phát là ưu tiên hàng đầu. Phần lớn tiến triển giảm lạm phát bắt nguồn từ xu hướng giảm giá năng lượng và lạm phát giá hàng hóa thấp hơn mức trung bình trong quá khứ. Tuy nhiên, lạm phát giá dịch vụ vẫn tăng cao, thậm chí cứng nhắc, có thể chệch hướng xu hướng giảm lạm phát.

Thứ hai, bức tranh toàn cầu có thể che lấp những trở ngại về sự khác biệt giữa các nước. Kinh tế Mỹ gần đây đạt mức tăng trưởng rất ấn tượng và là động lực dẫn dắt kinh tế toàn cầu, nhưng chủ yếu là nhờ nhu cầu tăng cao, bao gồm sự hỗ trợ tài khóa, nó trái với sự bền vững tài khóa trong dài hạn. Điều này gây rủi ro ngắn hạn cho tiến trình giảm lạm phát, cũng như rủi ro tài khóa dài hạn và ổn định tài chính đối với kinh tế toàn cầu do những rủi ro này làm tăng chi phí vay vốn.

Tại khu vực đồng euro, kinh tế sẽ tăng tốc trong năm 2024, nhưng từ mức rất thấp, do những trở ngại bắt nguồn từ tác động trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt và chi phí năng lượng trong quá khứ, cũng như kế hoạch củng cố tài khóa. Ngoài ra, tiền lương tiếp tục tăng cao và lạm phát dịch vụ triền miên có thể cản trở tiến trình kéo giảm lạm phát về mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, không như tại Mỹ, có ít bằng chứng về thắt chặt chính sách quá mức, nhưng NHTW châu Âu cần có bước đi thận trọng theo hướng nới lỏng dần chính sách tiền tệ nhằm tránh nguy cơ suy giảm kinh tế quá mức. Trong khi các thị trường lao động có vẻ vững mạnh, có thể gây ảo tưởng cho các doanh nghiệp về triển vọng tăng trưởng cao nhưng không trở thành hiện thực.

Kinh tế Trung Quốc chịu tác động kéo dài trong lĩnh vực bất động sản, bùng nổ tín dụng và không thể giải quyết được khó khăn một cách nhanh chóng. Nhu cầu trong nước sẽ yếu ớt thêm một thời gian nếu thiếu vắng các biện pháp mạnh mẽ và cải cách để xử lý tận gốc các vấn đề. Nợ công cũng là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là nếu khủng hoảng nhà đất chuyển hóa thành khủng hoảng tài chính địa phương. Do nhu cầu trong nước trầm lắng, hàng hóa dư thừa có thể tăng cao, có thể dẫn đến rủi ro là trầm trọng thêm những căng thẳng thương mại đang tràn đầy môi trường địa chính trị thế giới.

Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi hàng đầu đang tăng mạnh, đôi khi hưởng lợi từ xu hướng tái định hình các chuỗi cung ứng toàn cầu và căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Khó khăn kinh tế ngày càng mở rộng sự khác biệt giữa các nước thu nhập thấp với phần còn lại của thể giới. Đối với nhóm quốc gia này, IMF đã điều chỉnh giảm triển vọng GDP và nâng dự báo lạm phát. Ngoài ra, xung đột vũ trang tiếp tục gây thiệt hại về người và gia tăng bất ổn kinh tế. Đối với những quốc gia này, đầu tư vào việc cải cách cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng và thu hút đầu tư nước ngoài, củng cố nguồn thu trong nước có thể đóng vai trò quan trọng, góp phần quản lý nợ vay và giảm nhu cầu tài chính mà vẫn đạt được các mục tiêu phát triển.

Thứ ba, mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt, mặt bằng lãi suất thực đang tăng cao, gây bất lợi cho các nước mới nổi có nợ nần ở mức cao. Các nước cần chủ động củng cố năng lực tài khóa, xây dựng các gói đệm tài khóa và tăng cường ổn định tài chính. Trong bối cảnh thế giới thường xuyên xảy ra các cú sốc về cung ứng và nhu cầu về tài khóa tăng cao, thích ứng với diễn biến thời tiết, chuyển đổi số, an ninh năng lượng, và quốc phòng cần được coi là ưu tiên chính sách hàng đầu.

Thứ tư, triển vọng kinh tế trung hạn vẫn thấp trong lịch sử, thủ phạm chính là sự sụt giảm yếu tố năng suất tổng thể. Trong đó, một phần đáng kể của sự suy giảm năng suất là do hiệu quả phân bổ vốn và lao động còn thấp. Điều này đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn vốn, đồng thời tận dụng những lợi thế về công nghệ, nhất là tác động của trí tuệ nhân tạo.

Do kinh tế toàn cầu đang hạ cánh mềm, ưu tiên ngắn hạn đối với các NHTW là đảm bảo lạm phát hạ nhiệt bền vững, không nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm mà cũng không thắt chặt quá lâu. Khi các NHTW duy trì lập trường ít cứng nhắc hơn, cần tập trung vào việc thực hiện các nỗ lực củng cố tài khóa trung hạn để tạo dư địa can thiệp tài khóa và đầu tư ưu tiên, đảm bảo bền vững nợ nần. Sự khác biệt giữa các nước đòi hỏi phải có phản ứng chính sách phù hợp.

Việc tăng cường các nỗ lực về cung ứng cũng sẽ góp phần giảm lạm phát và gánh nặng nợ nần, cho phép các nước đạt mức tăng trưởng kinh tế cao như trong thời kỳ trước đại dịch. Cần tăng cường các mối quan hệ hợp tác đa phương, nhằm giảm chi phí và rủi ro trước xu hướng phân đoạn thị trường và biến đổi khí hậu, đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi năng lượng và tái cơ cấu nợ.

Cuối cùng, thế giới cần tập trung đầu tư vào kinh tế xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai, đòi hỏi các nước phải chuyển đổi công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính và tái cơ cấu nợ để ổn định tài chính.

Xuân Thanh