Nhìn ra thế giới

IMF cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu: Điều chỉnh tăng dự báo kinh tế các nước đang phát triển và mới nổi

Vũ Xuân Thanh 18/07/2024 10:49

Tại báo cáo cập nhật công bố vào ngày 16/7/2024, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) giữ nguyên dự báo GDP toàn cầu năm 2024 và 2025, nhưng sự khác biệt về động lực tăng trưởng giữa các nền kinh tế đã thu hẹp đáng kể.

Theo đó, bước sang năm 2024, hoạt động kinh tế khởi sắc trên toàn cầu, xuất khẩu từ châu Á tăng mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghệ. So với dự báo đưa ra hồi tháng 4/2024, kinh tế quý I/2024 tại nhiều nước ghi nhận kết quả tăng trưởng lạc quan, riêng kinh tế Mỹ và Nhật Bản giảm tốc rõ rệt.

Tại Mỹ, sau giai đoạn tăng trưởng cao, kinh tế tăng chậm hơn so với kỳ vọng phản ánh chi tiêu dùng và hoạt động thương mại yếu ớt. Tại Nhật Bản, kinh tế tăng trưởng âm là do rối loạn về nguồn cung. Trái lại, tiến triển trong hoạt động dịch vụ đã thúc đẩy xu hướng phục hồi kinh tế tại châu Âu. Tại Trung Quốc, chi tiêu dùng trong nước bật tăng trở lại và xuất khẩu cải thiện đã hỗ trợ kinh tế quý I/2024.

Xu hướng phát triển này đã góp phần thu hẹp sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia, khi các yếu tố chu kỳ mờ nhạt dần và hoạt động kinh tế cải thiện phù hợp với tiềm năng tăng trưởng.

Trong khi đó, xu hướng giảm lạm phát chậm dần, phản ánh sự khác biệt về động lực lạm phát giữa các khu vực kinh tế: lạm phát giá dịch vụ tăng cao triền miên, trong khi giá cả hàng hóa giảm nhanh. Mức lương danh nghĩa vẫn tăng cao, vượt mức lạm phát tại một số quốc gia, phản ánh phần nào kết quả đàm phán về lương vào đầu năm nay và lạm phát kỳ vọng ngắn hạn vẫn cao hơn mục tiêu đề ra. Lạm phát tại Mỹ liên tục tăng trong quý I/2024 đã buộc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) phải tạm hoãn các nỗ lực bình thường hóa chính sách tiền tệ, nhưng thúc đẩy các nước khác như Canada và khu vực đồng Euro tiến hành nới lỏng tiền tệ (do lạm phát giảm nhanh hơn kỳ vọng). Trong thời gian này, nhiều ngân hàng trung ương (NHTW) tại các nước mới nổi vẫn thận trọng trong việc giảm mặt bằng lãi suất do sự khác biệt về lãi suất giữa các nước và xu hướng mất giá bản tệ so với USD đã kích hoạt rủi ro ở nước ngoài.

Trên toàn cầu, điều kiện tài chính nhìn chung vẫn thuận lợi, mặc dù lợi suất trái phiếu dài hạn tăng dần theo xu hướng đánh giá lại các lộ trình chính sách, định giá doanh nghiệp tăng cao đã duy trì điều kiện tài chính nới lỏng, tương tự như dự báo cách đây 3 tháng. Tuy nhiên, lợi suất tăng sẽ gây áp lực lên nguyên tắc tài khóa, vốn đã cản trở một số nước trong việc kiềm chế chi tiêu hay tăng thuế.

Cập nhật dự báo kinh tế thế giới 2024

Dự báo của IMF được đưa ra dựa trên nhận định về xu hướng tăng giá cả các mặt hàng hóa. Cụ thể, giá cả các mặt hàng phi năng lượng sẽ tăng 5% trong năm nay. Trong năm 2024, giá năng lượng được kỳ vọng sẽ giảm khoảng 4,6%, do sản lượng dầu của OPEC + giảm sâu trong thời gian dài và đang tiếp tục giảm, xung đột Trung Đông sẽ đẩy giá dầu tăng cao. Trong 6 tháng cuối năm 2024, các NHTW chủ chốt sẽ tiếp tục giảm lãi suất, nhưng tốc độ cắt giảm khác nhau tùy theo diễn biến lạm phát.

Trên toàn cầu, tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng vẫn ổn định, với mức tăng 3,2% trong năm 2024 và 3,3% trong năm 2025. Giữa các nước phát triển (AEs), tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng sẽ đồng quy trong những quý tới đây.

Tại Mỹ, GDP sẽ giảm tốc xuống mức tăng trưởng 2,6% trong năm nay và 1,9% trong năm 2025, do thị trường lao động nguội lạnh và chi tiêu dùng giảm nhẹ, FED bắt đầu thu hẹp dần chính sách tài khóa. Đến cuối năm 2025, tăng trưởng kinh tế sẽ giảm dần về mức tăng trưởng tiềm năng, chấm dứt giai đoạn chênh lệch tăng trưởng dương.

Tại khu vực đồng Euro, hoạt động kinh tế bắt đầu rời đáy và GDP năm 2024 sẽ tăng 0,9%, nhờ hoạt động dịch vụ tăng vững và xuất khẩu ròng trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng cao hơn kỳ vọng. Trong năm 2025, GDP sẽ tiếp tục tăng 1,5%, chủ yếu là nhờ mức lương thực tế và hoạt động đầu tư tăng cao sẽ thúc đẩy chi tiêu dùng. Tuy nhiên, công nghiệp chế tạo tiếp tục yếu ớt sẽ cản trở tiến trình phục hồi kinh tế tại một số quốc gia thành viên, nhất là CHLB Đức.

Tại Nhật Bản, các cuộc đàm phán tăng lương vào mùa xuân vừa qua (gọi là shunto) được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng tiêu dùng tư nhân, bắt đầu trong 6 tháng cuối năm 2024. Tuy nhiên, GDP năm 2024 chỉ tăng 0,7%, giảm 0,2% so với dự báo cách đây 3 tháng, nguyên nhân là do những rối loạn tạm thời về nguồn cung và đầu tư tư nhân yếu ớt trong quý I/2024.

Báo cáo đã điều chỉnh tăng dự báo kinh tế các nước đang phát triển và mới nổi (EMDEs), nhất là các nước châu Á, điển hình là Trung Quốc và Ấn Độ. Đối với Trung Quốc, báo cáo điều chỉnh nâng dự báo GDP năm 2024 lên 5,0% (tăng 0,4% so với dự báo tháng 4/2024) do tiêu dùng tư nhân phục hồi và xuất khẩu tăng trong quý I/2024. Sau đó, GDP sẽ giảm tốc xuống mức tăng 4,5% vào năm 2025 và 3,3% vào năm 2029 do những rào cản bắt nguồn từ xu hướng già hóa dân số và năng suất tăng chậm. Đối với Ấn Độ, dự báo GDP năm 2024 cũng được điều chỉnh lên 7,0%, nhờ tiêu dùng tư nhân cải thiện, nhất là tại khu vực nông thôn.

Liên quan đến các nước Mỹ Latinh và Caribê, báo cáo điều chỉnh hạ dự báo kinh tế năm 2024 tại Brazil (do tác động lũ lụt trong ngắn hạn) và Mexico (do nhu cầu giảm). Tuy nhiên, báo cáo điều chỉnh nâng dự báo kinh tế Brazil năm 2025, do các nỗ lực tái thiết đất nước sau lũ lụt và tác động tích cực của các yếu tố cơ cấu. Đối với các nước Trung Đông và Trung Á, sản xuất dầu và xung đột khu vực tiếp tục cản trở triển vọng kinh tế. Báo cáo điều chỉnh giảm dự báo 0,9% GDP năm 2024 của Ả-rập Xê-út, chủ yếu là do các động thái cắt giảm sản lượng dầu khai thác.

Trên toàn cầu, hoạt động thương mại đang trên đà phục hồi, có thể tăng khoảng 3,25% trong năm 2024-2025 theo xu hướng phục hồi kinh tế, mặc dù các rào cản thương mại tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, đà phục hồi trong quý I/2024 còn khiêm tốn do công nghiệp chế tạo vẫn trầm lắng.

Các chỉ số kinh tế cơ bản (% so năm trước)

Thực tế và dự báo
Thay đổi (1)
2022
2023
2024
2025
2024
2025
Tăng trưởng toàn cầu
3,5
3,3
3,2
3,3
0,0
0,0
Tăng trưởng tại các nước phát triển - AEs
2,6
1,7
1,7
1,8
0,0
0,0
Mỹ
1,9
2,5
2,6
1,9
-0,1
0,0
Khu vực Euro
3,4
0,5
0,9
1,5
0,1
0,0
CHLB Đức
1,8
-0,2
0,2
1,3
0,0
0,0
CH Pháp
2,6
1,1
0,9
1,3
0,2
-0,1
Italia
4,0
0,9
0,7
0,9
0,0
0,2
Tây Ban Nha
5,8
2,5
2,4
2,1
0,5
0,0
Nhật Bản
1,0
1,9
0,7
1,0
-0,2
0,0
VQ Anh
4,3
0,1
0,7
1,5
0,2
0,0
Canada
3,8
1,2
1,3
2,4
0,1
0,1
AEs khác (2)
2,7
1,8
2,0
2,2
0,0
-0,2
EMDEs
4,1
4,4
4,3
4,3
0,1
0,1
EMDEs châu Á
4,4
5,7
5,4
5,1
0,2
0,2
Trung Quốc
3,0
5,2
5,0
4,5
0,4
0,4
Ấn Độ
7,0
8,2
7,0
6,5
0,2
0,0
EMDEs châu Âu
1,2
3,2
3,2
2,6
0,1
-0,2
CHLB Nga
-1,2
3,6
3,2
1,5
0,0
-0,3
Mỹ Latinh và Caribê
4,2
2,3
1,9
2,7
-0,1
0,2
Brazil
3,0
2,9
2,1
2,4
-0,1
0,3
Mêxicô
3,7
3,2
2,2
1,6
-0,2
0,2
Trung Đông và Trung Á
5,4
2,0
2,4
4,0
-0,4
-0,2
Arập Xêút
7,5
-0,8
1,7
4,7
-0,9
-1,3
Cận Sahara châu Phi
4,0
3,4
3,7
4,1
-0,1
0,1
Nigeria
3,3
2,9
3,1
3,0
-0,2
0,0
CH Nam Phi
1,9
0,7
0,9
1,2
0,0
0,0
GDP toàn cầu theo tỷ giá (3)
3,0
2,7
2,7
2,8
0,0
0,1
Liên minh châu Âu EU
3,7
0,6
1,2
1,8
0,1
0,0
ASEAN - 5 (4)
5,5
4,1
4,5
4,6
0,0
0,0
Trung Đông và Bắc Phi
5,4
1,8
2,2
4,0
-0,5
-0,2
Các nước mới nổi (5)
4,0
4,4
4,2
4,2
0,1
0,1
Các nước thu nhập thấp
4,2
3,9
4,4
5,3
-0,3
0,1
Thương mại toàn cầu (6)
5,6
0,8
3,1
3,4
0,1
0,1
Thương mại AEs
6,2
0,1
2,5
2,8
0,3
-0,1
Thương mại EMDEs
4,5
2,0
4,2
4,5
-0,1
0,5
Giá dầu (7)
39,2
-16,4
0,8
-6,0
3,3
0,3
Giá hàng hóa phi năng lượng
7,9
-5,7
5,0
1,6
4,9
2,0
Giá tiêu dùng toàn cầu (8)
8,7
6,7
5,9
4,4
0,0
-0,1
Tại AEs
7,3
4,6
2,7
2,1
0,1
0,1
Tại EMDEs (8)
9,8
8,3
8,2
6,0
-0,1
-0,2

Nguồn: IMF tháng 7/2024

(1) Tăng/giảm so với dự báo tháng 4/2024
(2)
Không tính các nước G7 và khu vực euro
(3)
GDP toàn cầu tính theo tỷ giá thị trường
(4)
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan
(5)
Bao gồm các nước mới nổi và thu nhập trung bình
(6)
Trao đổi hàng hóa và dịch vụ
(7)
Giá dầu trung bình Brent, Fateh, WTI
(8)
Không tính Venezuela

Lạm phát toàn cầu sẽ tiếp tục giảm. Tại các nước phát triển, tốc độ kéo giảm lạm phát có vẻ chậm chạp, nhưng lạm phát cơ bản sẽ giảm về mục tiêu đề ra vào cuối năm 2025. Tại EMDEs, lạm phát tiếp tục đứng ở mức cao so với tại AEs. Tuy nhiên, nhờ giá năng lượng hạ nhiệt, nên lạm phát tại một nửa số EMDEs đã giảm về mức trước đại dịch COVID-19.

Triển vọng kinh tế chưa rõ ràng

Về tổng thể, rủi ro đối với triển vọng kinh tế vẫn tương đối cân bằng. Tuy nhiên, một số rủi ro ngắn hạn đã xuất hiện trở lại, bao gồm lạm phát gia tăng do giá cả dịch vụ giảm chậm chạp và căng thẳng địa chính trị gây áp lực tăng giá cả hàng hóa. Căng thẳng thương mại leo thang có thể dẫn đến những rủi ro ngắn hạn đối với lạm phát, do chi phí nhập khẩu hàng hóa tăng theo các chuỗi cung ứng. Tiến trình giảm lạm phát chậm chạp có thể cản trở các nỗ lực bình ổn giá cả nếu các kỳ vọng lạm phát ngắn hạn bùng phát do các dữ liệu lạm phát đầy thất vọng.

Rủi ro lạm phát tăng cao đang dẫn đến kỳ vọng mặt bằng lãi suất cao sẽ kéo dài. Khi đó, rủi ro đối ngoại, tài khóa và tài chính sẽ tăng cao. Tình trạng USD tăng giá trong thời gian dài có thể gây rối loạn các dòng vốn và cản trở những nỗ lực nới lỏng tiền tệ, gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Mặt bằng lãi suất cao kéo dài sẽ tiếp tục đẩy chi phí vay vốn tăng cao và dẫn đến bất ổn tài chính, nếu năng lực tài khóa không thể bù đắp được mức lãi suất cao trong khi tăng trưởng quá thấp.

Ngoài ra, chao đảo chính sách tiềm tàng bắt nguồn từ các cuộc bầu cử trong năm nay có thể lan truyền tác động tiêu cực sang phần còn lại trên thế giới, kéo theo rủi ro bào mòn tài khóa và động lực nợ nần, dẫn đến xu hướng hình thành chủ nghĩa bảo hộ.

(Nguồn: IMF tháng 7/2024)

Vũ Xuân Thanh