Phong Nha - Kẻ Bàng hướng đến bộ tiêu chuẩn danh lục xanh và khu dự trữ sinh quyển thế giới
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đang trên hành trình hướng tới các tiêu chuẩn Danh lục Xanh của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và cũng đang xây dựng hồ sơ đề cử thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Hướng đến danh lục xanh
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi được phát hiện 43 loài mới và đã công bố trên toàn thế giới, gồm 38 loài động vật và 5 loài thực vật. Đây cũng là khu vực có nhiều nguồn gien quý hiếm, cần được ưu tiên bảo vệ, như: bách xanh đá, huê mộc, đỉnh tùng, trầm hương, mun sừng, gụ lau, lim xanh, bảy lá một hoa, giảo cổ lam, lan hài xanh, hài đốm, hài xoắn…
Theo thống kê, Phong Nha - Kẻ Bàng có hệ thống thực vật vô cùng phong phú, đa dạng với 2.953 loài và có 1.394 loài động vật. Đây là khu vực có tính đa dạng sinh học cao bậc nhất Việt Nam, lưu giữ nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm. Trong đó, 111 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 121 loài có tên trong Sách đỏ IUCN.
Đơn cử, khảo sát cho thấy, bách xanh đá phân bố chủ yếu ở khu vực núi đá vôi, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của vùng lõi Vườn Quốc gia với diện tích hơn 5.000 ha. Việc phát hiện quần thể bách xanh đá là một minh chứng về tính nguyên sơ, đa dạng sinh học độc đáo của Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong đó, quần thể bách xanh đá trên 500 năm tuổi phát hiện năm 2004 ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được đánh giá là loài thực vật quý hiếm, đặc hữu bậc nhất tại Việt Nam, được Sách đỏ IUCN xếp vào tình trạng bảo tồn nguy cấp.
Ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, năm 2022, đơn vị này đã nộp đơn tham gia tiến trình Danh lục Xanh của IUCN. Đến nay, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã hoàn thành giai đoạn đề xuất, đang thực hiện giai đoạn cuối cùng của tiến trình để đệ trình hồ sơ lên Ủy ban Danh lục Xanh IUCN trong năm 2024. Dự kiến, trong năm 2025, hồ sơ Danh lục Xanh của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ được phê chuẩn và được Ủy ban Danh lục Xanh IUCN cấp chứng nhận.
Danh lục Xanh là bộ tiêu chuẩn toàn cầu về bảo tồn thành công các khu bảo vệ và bảo tồn; cung cấp thước đo trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Do vậy, khi đạt được chứng nhận Danh lục Xanh, lợi ích mang lại cho Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là rất lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Đạt chứng nhận Danh lục Xanh, Phong Nha - Kẻ Bàng càng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các cam kết về bảo tồn đa dạng sinh học; thu hút lượng khách du lịch, đóng góp cho nền kinh tế địa phương và bảo đảm hài hòa các hoạt động phát triển bền vững. Chứng nhận Danh lục Xanh còn góp phần nâng cao năng lực quản lý, giúp Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tiếp cận hiệu quả hơn nguồn tài chính từ các tổ chức tài trợ….
Hướng đến khu dự trữ sinh quyển thế giới
Để được đề cử Khu dự trữ sinh quyển thế giới, cần đạt được 7 tiêu chí bao gồm: có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý sinh vật chính, bao gồm cả những giai đoạn phát triển có sự tác động của con người; có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao; có thể thực hiện phát triển theo hướng bền vững; có diện tích thích hợp để đáp ứng được ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển… và cơ chế thực hiện việc quản lý và bảo tồn được UNESCO chấp nhận.
Hiện trên thế giới có 738 khu dự trữ sinh quyển tại 134 quốc gia. bao gồm 22 khu dự trữ sinh quyển thế giới xuyên biên giới đã được công nhận. Tại Việt Nam có 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Theo đó, phạm vi khảo sát lập Khu dự trữ sinh quyển thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích 484.326ha, dân số 133.642 người. Trong đó, vùng lõi khu dự trữ sinh quyển được lấy theo ranh giới vùng lõi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và khu di sản VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc địa phận 2 huyện, 7 xã/thị trấn, diện tích 123.326ha.
Để được đề cử Khu dự trữ sinh quyển thế giới, cần đạt được 7 tiêu chí bao gồm: Có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý sinh vật chính, bao gồm cả những giai đoạn phát triển có sự tác động của con người; có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao; có thể thực hiện phát triển theo hướng bền vững; có diện tích thích hợp để đáp ứng được ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển… và cơ chế thực hiện việc quản lý và bảo tồn được UNESCO chấp nhận.
Hiện trên thế giới có 738 khu dự trữ sinh quyển tại 134 quốc gia; bao gồm 22 khu dự trữ sinh quyển thế giới xuyên biên giới đã được công nhận. Tại Việt Nam có 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vùng đệm được lấy theo ranh giới vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận 3 huyện, 13 xã/thị trấn, diện tích là 220.000ha; vùng chuyển tiếp nằm trên địa phận 6 huyện/thị xã, 18 xã/thị trấn, diện tích 141.000ha.
Ông Phạm Hồng Thái chia sẻ Phong Nha - Kẻ Bàng nếu được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới sẽ đóng góp phần vào việc bảo tồn đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái, loài và nguồn gen; thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và con người một cách bền vững về các mặt văn hóa, xã hội và sinh thái; hỗ trợ các chương trình trình diễn, hoạt động giáo dục và tập huấn về môi trường, nghiên cứu và giám sát liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu.
Thông tin từ Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết đã tổ chức cuộc họp với Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan để xây dựng hồ sơ đề cử Phong Nha - Kẻ Bàng thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Theo đó, phạm vi khảo sát lập Khu dự trữ sinh quyển thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích 484.326ha, dân số 133.642 người. Trong đó, vùng lõi khu dự trữ sinh quyển được lấy theo ranh giới vùng lõi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và khu di sản VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc địa phận 2 huyện, 7 xã/thị trấn, diện tích 123.326ha.