Nhìn ra thế giới

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế công bố thống kê phái sinh OTC 6 tháng đầu năm 2024

Xuân Thanh 26/11/2024 15:22

Ngày 21/11/2024, Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) công bố thống kê phái sinh không qua sàn (OTC) tính đến cuối tháng 6/2024.

Thống kê của BIS cho thấy, tính đến cuối tháng 6/2024, dư nợ phái sinh tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, dư nợ giảm 6% trong 6 tháng cuối năm 2023 và tăng 9% trong 6 tháng đầu năm 2024, trùng hợp với mô hình mùa vụ cài răng lược.

Tổng giá trị hoán đổi (swaps) và kỳ hạn (forwards) ngoại hối ước tính tăng trong 6 tháng đầu năm 2024. Trong đó, các hợp đồng dưới dạng JPY tăng 16% (nếu tính theo USD), và tăng 26% (nếu tính theo JPY);

Giá trị phái sinh lãi suất ước tính vẫn đi ngang, nhưng tổng giá trị thị trường giảm liên tiếp trong ba kỳ báo cáo với mức giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với những hàng hóa khác (bao gồm dầu thô), tổng giá trị phái sinh ước tính tăng trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Sau khi giảm 6% trong 6 tháng cuối năm 2023, giá trị dư nợ phái sinh OTC ước tính tiếp tục tăng 9% trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước (tương đương 17 nghìn tỷ USD). Mô hình cài răng lược trong 6 tháng đầu năm 2024 phản ánh kết quả tác động của các yếu tố mùa vụ do tổng dư nợ thường giảm tạm thời vào dịp cuối năm.

Phái sinh ngoại hối tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, lên 130 nghìn tỷ USD. Phái sinh tín dụng giảm 9% so với cùng kỳ năm trước, xuống 9,2 nghìn tỷ USD, trong khi các phái sinh hàng hóa và cổ phần tăng đáng kể. Phái sinh lãi suất (IRDs) - cấu thành lớn nhất trong tổng phái sinh toàn cầu - tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, lên 579 nghìn tỷ USD.

Từ tháng 12/2022, tổng thị giá phái sinh OTC tiếp tục xu hướng giảm. Cụ thể là, giảm 13% trong năm 2023 và 7% trong 6 tháng đầu năm 2024, chủ yếu là do tác động của cấu thành IRD (giảm liên tục từ cuối năm 2022). Thị giá tăng cao trong năm 2022 trùng khớp với xu hướng thắt chặt lãi suất USD, làm tăng thị giá IRDs (FED tiến hành 4 đợt tăng lãi suất USD trong năm 2023 và giữ nguyên lãi suất USD trong 6 tháng đầu năm 2024. Sau khi tiến hành 6 đợt tăng lãi suất trong năm 2023, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã giảm lãi suất EUR vào tháng 6/2024). Khi tiến độ thắt chặt lãi suất giảm dần trong năm 2023, thị giá IRD cũng bắt đầu giảm. Từ tháng 12/2022, tổng giá trị rủi ro tín dụng tiếp tục xu hướng thu hẹp với mức giảm 7% trong 6 tháng đầu năm 2024, và tỷ trọng thị giá cũng giảm theo.

Đà tăng giá trị phái sinh ngoại hối khái toán chủ yếu được dẫn dắt nhờ gia tăng vị thế về hoán đổi và kỳ hạn ngoại hối, các hợp đồng JPY có xu hướng tăng dần trong năm 2023 và tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024. Vị thế của JPY tăng 13% so với cùng kỳ năm trước nếu tính theo USD, và tăng 26% nếu tính theo JPY, nguyên nhân là do JPY mất giá và xu hướng gia tăng đầu cơ thị trường liên quan đến sự nổi lên của Nhật Bản từ môi trường lãi suất âm. Biến động của tỷ giá JPY được phản ánh trong xu hướng gia tăng giá trị khái toán của các giao dịch hoán đổi và kỳ hạn nợ JPY từ năm 2020. Mức tăng cao nhất được ghi nhận với các đối tác được phân loại là “những định chế tài chính khác”, bao gồm các ngân hàng không báo cáo và các định chế tài chính phi ngân hàng. Các hợp đồng bao gồm “những đồng tiền khác” cũng có xu hướng tăng từ cuối năm 2022, nhưng với mức tăng không thay đổi gần 10% trong thời gian gần đây.

Mức tăng phát sinh cao nhất trong các phân đoạn thị trường phái sinh nhỏ, khi căng thẳng địa chính trị trong thời gian đầu năm 2024 (như gián đoạn các dòng chuyên chở dầu thô thông qua Biển Đỏ) làm tăng dự phòng rủi ro về phái sinh dầu mỏ.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, phân đoạn phái sinh “những hàng hóa khác” (trong đó có dầu thô) tăng 21%, ghi nhận mức tăng quá mức kể từ 6 tháng đầu năm 2022, khi xung đột bắt đầu bùng nổ tại Ukraine.

Đà tăng giá trên thị trường cổ phần Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2024 cũng trùng hợp với xu hướng gia tăng vị thế của các phái sinh liên quan đến cổ phần, với mức tăng 12% lên 8,7 nghìn tỷ USD, chủ yếu là nhờ mức tăng 14% trong vị thế với “những định chế tài chính khác.”

Xuân Thanh