Các loại lãi suất phổ biến hiện nay, cách phân loại như thế nào?
Có nhiều cách để phân chia các loại lãi suất phổ biến, ví dụ như:
1. Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được
Dựa theo giá trị thực của số tiền lãi thu được, lãi suất được chia làm hai loại:
Lãi suất danh nghĩa: Là loại lãi suất biểu thị cho sự tăng trưởng của tiền sau một thời gian nhất định, thông thường là một năm.
Tuy nhiên, số tiền này được tính theo giá trị lý thuyết vì chưa tính đến sự ảnh hưởng của lạm phát, của việc tính lãi kép hoặc sự thay đổi sức mua của loại tiền đó.
Khi gửi tiết kiệm ngân hàng, lãi suất danh nghĩa sẽ được ghi rõ trên sổ tiết kiệm.
Lãi suất thực tế: Còn gọi là lãi suất hiệu quả, là loại lãi suất thực thu được sau khi đã tính đến tác động của lãi suất kép hoặc trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự kiến.
2. Căn cứ vào tính chất của khoản tiền vay
Nếu căn cứ vào tính chất của khoản tiền vay, lãi suất được chia làm 6 loại:
Lãi suất tiền gửi: Là mức lãi suất mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phải chi trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng đã gửi vào đó.
Các hình thức tiền gửi bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi VNĐ, tiền gửi ngoại tệ,... Mức lãi suất tiền gửi phụ thuộc vào số tiền, kỳ hạn hay thời gian gửi.
Lãi suất cho vay: Là tỷ lệ phần trăm tính dựa trên số tiền vay gốc mà người đi vay phải trả kèm theo tiền gốc cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng theo khoảng thời gian xác định.
Lãi suất cho vay được quy định trong điều khoản hợp đồng tín dụng và chia thành nhiều mức phụ thuộc vào hình thức vay (vay tín dụng, vay ngắn hạn, vay trả góp, vay thấu chi, vay thế chấp, vay tín chấp...).
Lãi suất cơ bản: Là mức lãi suất thấp nhất mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng riêng cho đồng nội tệ. Dựa vào căn cứ này, tổ chức tín dụng quy định lãi suất riêng cho các dịch vụ tín dụng khác, phù hợp với tình hình kinh doanh. Quyết định 2868/QĐ-NHNN năm 2010 quy định về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm.
Lãi suất liên ngân hàng (còn gọi là lãi suất qua đêm): Là lãi suất khi các ngân hàng vay vốn lẫn nhau vì tình trạng thiếu vốn trên thị trường liên ngân hàng. Mức lãi suất này được ngân hàng trung ương quy định và điều chỉnh dựa trên tỷ trọng sử dụng vốn hay tốc độ tăng trưởng của thị trường.
Lãi suất liên ngân hàng cao hơn so với lãi suất khi vay cá nhân.
Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước ấn định, tính trên khoản tiền mà các ngân hàng thương mại vay vì có nhu cầu sử dụng tiền mặt trong một thời gian ngắn hoặc tỷ lệ dự trữ tiền mặt không đủ.
Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định tính trên giấy tờ có giá ngắn hạn hoặc số tiền được ghi trên thương phiếu khi đến kỳ hạn thanh toán.
Mức lãi suất tái chiết khấu phụ thuộc vào các yếu tố như giấy tờ có giá hoặc khả năng chi trả của người có trách nhiệm thanh toán số tiền được ghi trên thương phiếu.
3. Căn cứ vào tính chất linh hoạt của lãi suất
Lãi suất được chia làm hai loại khi căn cứ vào tính chất linh hoạt của lãi suất vay:
Lãi suất cố định: Là mức lãi suất định ấn định sẵn con số cụ thể trong hợp đồng vay vốn. Nó không bị ảnh hưởng bởi biến động lãi suất thị trường và sẽ giữ nguyên trong suốt khoảng thời gian vay thế chấp tại ngân hàng.
Lãi suất cố định thường chỉ áp dụng cho hình thức vay ngắn hạn.
Lãi suất thả nổi (lãi suất biến đổi): Trái ngược với lãi suất cố định là lãi suất thả nổi, thay đổi liên tục theo từng mốc thời gian (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) và biến động theo thị trường.
Khách hàng và ngân hàng thỏa thuận với nhau về mốc thời gian điều chỉnh lãi suất thả nổi dựa vào chỉ số lạm phát.
Nếu lãi suất chung trên thị trường giảm thì lãi suất thả nổi giảm nhưng thông thường, mức lãi suất này sẽ thấp hơn lãi suất cố định.
4. Căn cứ vào cách tính lãi suất
Cách phân chia lãi suất cuối cùng là căn cứ vào cách tính lãi suất:
Lãi suất đơn: Là lãi suất được tính dựa trên số vốn gốc ban đầu trong suốt thời kỳ vay. Thời gian vay càng dài, mức lãi suất càng tăng dưới dạng tuyến tính.
Ví dụ, nếu số tiền vay ban đầu là 1.000.000 đồng với lãi suất 10%. Sau năm thứ nhất, tổng vốn và lãi là 1.100.000 đồng. Năm thứ 2, tiền gốc và lãi là 1.200.000 đồng.
Công thức tính lãi suất đơn: I = n*i*Co.
Trong đó:
I: số tiền lãi
n: số thời kỳ gửi vốn
i: lãi suất
Co: vốn gốc
Lãi suất kép: Là mức lãi suất được tính toán dựa vào giá trị đầu tư của số tiền gốc cộng dồn với số tiền lãi tích lũy được trong các thời kỳ vay. Công thức tính lãi suất kép: C = Co (1 + i)n.
Trong đó:
C: số tiền thu được theo lãi gộp sau n kỳ
Co: số vốn gốc
i: lãi suất
n: số thời kỳ gửi vốn
Lãi suất hoàn vốn: Là lãi suất được đặt ra với mục tiêu cân bằng giá trị hiện tại của các dòng thu nhập trong tương lai khi trái phiếu hoặc cổ phiếu sẽ chi trả so với giá trị trên thị trường chứng khoán. Mức lãi suất hoàn vốn được tính dựa trên công cụ nợ với giá trị hôm nay của chính công cụ đó.