Những lo ngại về hệ thống ngân hàng thế giới đã lan sang châu Âu khi cổ phiếu của Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ - lao dốc vào ngày 15/3, kéo theo cổ phiếu của các nhà băng lớn khác của châu Âu đồng loạt giảm sau sự sụp đổ của các ngân hàng ở Mỹ.
Các ngân hàng có tài sản từ 100 - 250 tỷ USD có thể sẽ phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt hơn.
Ngày 13/3, HSBC bất ngờ công bố mua lại chi nhánh tại Anh của Ngân hàng Silicon Valley (SVB U.K.) sau hàng loạt cuộc đàm phán suốt hai ngày cuối tuần.
Ngày 12/3, giới chức Mỹ công bố đóng cửa Signature Bank ở New York, một ngân hàng tiền ảo quan trọng. Đây được coi là một trong các nỗ lực nhằm ngăn chặn khủng hoảng lây lan hai ngày sau khi Ngân hàng Silicon Valley (SVB) sụp đổ.
Sau khi các cơ quan quản lý đóng cửa Ngân hàng Silicon Valley vào ngày 10/3 và chỉ định FDIC tiếp quản hoạt động kinh doanh, thị trường đang tập trung chú ý vào việc liệu các công ty và cá nhân gửi tiền vào ngân hàng này có lấy lại được toàn bộ tiền gửi của họ không khi hơn 85% tiền gửi vào ngân hàng này không được bảo hiểm. Điều này phụ thuộc vào việc Tổng Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) có thể xử lý tài sản của ngân hàng đến đâu.
Với việc Ngân hàng Silicon Valley (SVB) phá sản, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải xem xét lại dự định tăng lãi suất trong cuộc họp định kỳ tháng 3 tới.
Ngân hàng Silicon Valley (SVB) đã bị các nhà quản lý tiếp quản vào thứ Sáu (10/3). Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất của Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 khi ngân hàng này không thể huy động vốn mới sau khi nguồn tiền gửi cạn kiệt do bị rút ra ồ ạt.
Ngân hàng Silicon Valley (SVB), ngân hàng chuyên cung cấp tín dụng cho các công ty công nghệ ở thung lũng Silicon, California, Mỹ đã sụp đổ vào sáng thứ Sáu (10/3) sau 48 giờ lâm vào khủng hoảng huy động vốn, trở thành ngân hàng lớn nhất của Mỹ phá sản kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Ngày 10/3, trong cuộc họp cuối cùng do Thống đốc Haruhiko Kuroda chủ trì, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định giữ nguyên chính sách lãi suất cực thấp, duy trì chương trình kiểm soát đường cong lợi suất được cho là nguyên nhân bóp méo thị trường trái phiếu.
Quốc hội Nhật Bản hôm nay (10/3) đã phê chuẩn học giả Kazuo Ueda làm Thống đốc tiếp theo của Ngân hàng Trung ương (BOJ), giao cho ông nhiệm vụ to lớn là giảm thiểu tác dụng phụ của việc nới lỏng tiền tệ kéo dài và chuẩn bị cơ sở cho chiến lược rút lui một khi mục tiêu lạm phát đã đạt được.
Trong báo cáo Beige Book công bố hôm 8/3, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết, hoạt động kinh tế của Mỹ tăng nhẹ từ tháng 1 đến cuối tháng 2, tuy nhiên áp lực lạm phát vẫn lan rộng.
Trong phiên điều trần trước các nhà lập pháp ngày 7/3 (8/3 giờ Việt Nam -PV), Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell nói, lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh quá trình làm giảm lạm phát còn 'gập ghềnh'.