Cách tính lãi suất tiết kiệm ở mỗi ngân hàng sẽ tùy thuộc vào hình thức gửi tiền.
Gửi tiết kiệm ngân hàng là một trong những cách đầu tư tài chính truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách tính lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng. Cách tính lãi suất tiết kiệm ở mỗi ngân hàng sẽ tùy thuộc vào hình thức gửi tiền.
Cách tính lãi suất tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn
Với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn, người gửi tiền có thể rút tiền ở mọi thời điểm mà không cần thông báo trước cho ngân hàng.
Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn được quy định như sau:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365
Ví dụ, về cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn:
Khách hàng gửi tiết kiệm 100.000.000 đồng không kỳ hạn tại ngân hàng với mức lãi 3%/năm. Thời điểm rút số tiền tiết kiệm đó là sau 6 tháng gửi tiền, tức 180 ngày.
Áp dụng công thức trên, cách tính lãi tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp này như sau:
Tiền lãi = 100.000.000 x 3% x 180/365 = 1.479.452
Như vậy, sau 6 tháng gửi tiết kiệm không kỳ hạn số tiền 100.000.000 đồng, số tiền lãi nhận được là 1.479.452 đồng.
Lưu ý: Trong ví dụ trên, giả định cả 6 tháng khách hàng gửi tiết kiệm đều có 30 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, số ngày thực gửi tùy thuộc vào việc bạn bắt đầu mở sổ tiết kiệm vào thời điểm nào trong năm. Chẳng hạn như tháng 2 có 28 ngày, tháng 3 có 31 ngày, tháng 4 có 30 ngày.
Ngoài ra, công thức tính tiền lãi trên chưa bao gồm các phụ phí, tỷ lệ lạm phát,...
Vậy nên, trên thực tế, số tiền lãi thực nhận có thể thấp hơn một ít so với lý thuyết.
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn
Bên cạnh hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng còn có thể gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng. Đối với loại hình gửi tiết kiệm này, số tiền gửi sẽ được quy định cam kết về kỳ hạn và mức lãi suất cố định.
Mỗi ngân hàng có nhiều mức kỳ hạn khác nhau phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng, ví dụ như gửi tiết kiệm theo tuần, tháng, quý, năm,...
Vậy nên, chỉ khi rút tiền đúng kỳ hạn đã thỏa thuận với ngân hàng, khách hàng mới nhận được đủ tiền lãi tiết kiệm.
Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng theo ngày:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365
Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm theo tháng:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm)/12 x số tháng thực gửi
Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng theo năm:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số năm thực gửi
Ví dụ về cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn:
Khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng 100.000.000 đồng với kỳ hạn 1 năm, lãi suất là 7%/năm. Cuối kỳ hạn, khách hàng rút số tiền đã gửi ra, tiền lãi tiết kiệm trong trường hợp này sẽ được tính theo công thức:
Số tiền lãi = 100.000.000 x 7% = 7.000.000
Nếu chọn gửi kỳ hạn 6 tháng, số tiền lãi bạn nhận được là:
Số tiền lãi = 100.000.000 x 7% x 180/365 = 3.452.054
Lưu ý: Trong ví dụ trên, giả định cả 6 tháng khách hàng gửi tiết kiệm đều có 30 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, số ngày thực gửi tùy thuộc vào việc khách hàng bắt đầu mở sổ tiết kiệm vào thời điểm nào trong năm.
Ngoài ra, công thức tính tiền lãi trên chưa bao gồm các phụ phí, tỷ lệ lạm phát,...
Vậy nên, trên thực tế, số tiền lãi thực nhận có thể thấp hơn một ít so với lý thuyết.
Công thức tính lãi suất kép ngân hàng
Lãi kép (lãi mẹ đẻ lãi con) là hình thức tái tục tiền lãi đầu tư. Số tiền lãi sau khi hết kết thúc chu kỳ đầu tư, tiết kiệm sẽ được cộng dồn vào tiền vốn gốc để tiếp tục chu kỳ mới.
Sức mạnh của lãi kép nằm ở thời gian đầu tư và số vốn bỏ ra.
Công thức tính lãi kép được quy định như sau:
A = P*(1 + r)^n
Trong đó:
- A là số tiền mà khách nhận được trong tương lai ở chu kỳ thứ n.
- P là số tiền gốc quý khách bỏ ra để đầu tư ban đầu.
- r là lãi suất hằng năm.
- n là số chu kỳ thực hiện lãi kép.
Ví dụ về cách tính lãi suất kép khi gửi tiết kiệm ngân hàng:
Khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng 1 tỷ đồng với lãi suất 9,5%/năm. Sau 10 năm, tổng số tiền tính theo lãi suất kép mà quý khách nhận được là:
A = 1*(1 + 9,5%)^10 = 2,48 tỷ đồng.