Thứ 6, 31/03/2023

Dự kiến 9 vấn đề lớn của dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội

P.V - Pháp luật - Nghiệp vụ - 03/02/2023 09:04
(thitruongtaichinhtiente.vn) - Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường dự kiến báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội 9 vấn đề lớn trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), trong đó có 2 vấn đề cần xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong Phiên họp tới đây.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội tiếp tục cho ý kiến, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5/2023 tới. Đề cập về một số vấn đề lớn trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho biết, ngay sau kỳ họp thứ 4 của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phối hợp với Ban soạn thảo của Bộ Công Thương, đại diện Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội; tổ chức hội thảo, tọa đàm, khảo sát thực tế để làm rõ những nội dung còn có ý kiến khác nhau. Sau khi thống nhất với Ban soạn thảo, các cơ quan liên quan, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường dự kiến báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội 09 vấn đề lớn trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, trong đó có 02 vấn đề cần xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể:

Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: Hiện có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét phạm vi điều chỉnh theo hướng quy định về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân có liên quan cho đầy đủ hơn; cần nghiên cứu bổ sung cơ chế hợp tác quốc tế để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nước ngoài khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có liên quan của Việt Nam; bổ sung quy định bảo vệ người tiêu dùng trong sử dụng dịch vụ công. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã nghiên cứu tiếp thu, giải trình rõ các ý kiến trên.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi

Về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dễ bị tổn thương (Điều 7): Có ý kiến đề nghị cần tiếp tục rà soát, đưa ra các tiêu chí để làm căn cứ xác định người tiêu dùng dễ bị tổn thương (ví dụ: tiêu chí về nhận thức và hiểu biết, sức khỏe, kinh tế và điều kiện kinh tế xã hội nơi sinh sống);bổ sung nhóm người nghèo vào dự thảo Luật. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tiếp thu các ý kiến trên và chỉnh sửa Dự thảo Luật.

Đối với ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung trách nhiệm của UBND cấp xã về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương thì Điều 77 dự thảo Luật đã có quy định về trách nhiệm của UBND các cấp trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên xin không bổ sung nội dung này trong dự thảo.

Về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng (Điều 15, Điều 16): Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung một khoản quy định về nghĩa vụ theo hướng người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mà mình đưa ra, có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức kinh doanh nếu có thiệt hại xảy ra từ việc đưa thông tin sai sự thật. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã nghiên cứu tiếp thu ý kiến trên và thể hiện như tại khoản 3 Điều 5 của dự thảo Luật.

Đối với ý kiến đề nghị cần xem lại quy định nghĩa vụ của người tiêu dùng cần kiểm tra về hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận theo quy định của pháp luật này là chưa phù hợp. Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường giải trình rõ trong Báo cáo để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội tiếp tục cho ý kiến, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5/2023 tới

Về sản phẩm, hàng hóa khuyết tật: Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung trường hợp được miễn bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra khi tổ chức, cá nhân kinh doanh đã áp dụng đầy đủ các biện pháp quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Luật này, người tiêu dùng đã tiếp nhận đầy đủ thông tin nhưng vẫn cố tình sử dụng sản phẩm, hàng hóa khuyết tật để đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng. Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã bổ sung nội dung này khoản 2 Điều 34.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị xem xét, nghiên cứu để đảm bảo thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, trường hợp không phải bồi thường khi thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã nghiên cứu nội dung này và thấy rằng Khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Vì vậy, quy định của dự thảo Luật hiện tại về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật khi chứng minh được khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp cho người tiêu dùng sẽ thuộc trường hợp bất khả kháng và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Dân sự. Do đó, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường xin được giữ như dự thảo Luật.

Có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung biện pháp xử lý hình sự trong trường hợp chậm trễ hoặc không thực hiện việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, biện pháp xử lý hình sự được thực hiện theo pháp luật hình sự nên không bổ sung nội dung này trong dự thảo.

Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong trường hợp cung cấp dịch vụ không bảo đảm chất lượng, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng. Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 35 quy định về nội dung này.

Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù (Chương III): Một số ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn nội dung và giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên tham gia, giữa người bán và người mua. Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã được bổ sung Điều 42 về “Trách nhiệm cảnh báo người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng” vào dự thảo Luật.

Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định khi đã tham gia bán hàng trên mạng thì cần phải xác định danh tính. Tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo Luật đã bổ sung điểm m khoản 3 Điều 39 về tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian có trách nhiệm xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng của mình.

Có ý kiến đề nghị xem xét lại quy định bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng trực tiếp vì hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, có thể được thực hiện trực tiếp hoặc trên không gian mạng hoặc là qua phương tiện viễn thông từ xa. Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã có giải trình rõ trong báo cáo và xin giữ như dự thảo cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Có ý kiến cho rằng các Điều 42, 44 quy định phải lập hợp đồng bằng văn bản là không hợp lý, đề nghị cơ quan soạn thảo xem lại nội dung này. Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban đã có giải trình rõ trong Báo cáo.

Về hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Chương IV): Một số ý kiến đề nghị cần xây dựng các quy định để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội Bảo vệ người tiêu dùng bằng chính hoạt động của Hội. Tiếp thu ý kiến trên, dự thảo Luật đã bổ sung nhiều quy định để tạo điều kiện cho các Hội tham gia thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các Điều 49, 48, 52,73.

Một số ý kiến đề nghị bổ sung các quy định về phân công rõ đầu mối và nhiệm vụ cho cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như bổ sung việc xây dựng cơ chế phối hợp phù hợp để tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn; ngân sách nhà nước đảm bảo hỗ trợ kinh phí cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo Luật đã bổ sung quy định giao Bộ Công Thương có trách nhiệm thực hiện việc giao nhiệm vụ cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, dự thảo Luật cũng đã có quy định giao Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (điểm c khoản 2 Điều 75); giao UBND các cấp thực hiện việc giao nhiệm vụ cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (khoản 6 Điều 77); giao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị-xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (khoản 2, 3 Điều 76).

Đối với việc đảm bảo hỗ trợ kinh phí cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, pháp luật hiện đã có các quy định để tạo nguồn lực cho hoạt động của các Hội nên xin không bổ sung nội dung này.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Chương VI): Một số ý kiến đề nghị cần xây dựng cơ chế phối hợp và phân công trách nhiệm, chịu trách nhiệm chính giữa các cơ quan nhà nước; đề nghị cần tính đến nguồn lực của UBND cấp xã có đảm bảo thực hiện các nội dung tại khoản 2, khoản 5 Điều 77 hay không; đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đối với việc sử dụng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chỉ có một tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp. Cơ quan nhà nước cần kiểm tra, thanh tra để bảo đảm giá của nhà cung cấp đưa ra là hợp lý. đề nghị cần quy định rõ, cụ thể, có chương riêng hoặc điều riêng về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đề nghị trách nhiệm giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý, phát hiện và xử lý vi phạm cần quy định rõ, có thể quy định thành một mục riêng trong Chương VI.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã nghiên cứu tiếp thu các ý kiến trên, đồng thời giải trình rõ trong báo cáo những nội dung không thu vì đã được quy định trong pháp luật chuyên ngành để tránh trùng lặp.

Đối với 2 vấn đề xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Trong Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào tháng 2/2023, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường dự kiến xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 vấn đề.

Một là, về khái niệm người tiêu dùng, hiện có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất tán thành sự cần thiết quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho rằng, trên thực tế, việc mua hoặc sử dụng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không chỉ là hoạt động của cá nhân mà còn bao gồm trường hợp đối tượng là “tổ chức” mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng. Việc quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức (pháp nhân) sẽ khắc phục được hạn chế của cách quy định người tiêu dùng chỉ bao gồm cá nhân vì không phải lúc nào pháp nhân cũng là chủ thể đủ khả năng để đối mặt được với các vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh doanh và hậu quả là nếu Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không bảo vệ họ như đối với các cá nhân tiêu dùng khác thì quyền lợi của một nhóm đối tượng trong xã hội bị xâm phạm, gây thiệt hại chung cho toàn xã hội. Hơn nữa, quy định này đã có từ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng không cần thiết đưa "tổ chức" vào khái niệm "người tiêu dùng" vì tổ chức có pháp nhân, khi mua bán thường với số lượng lớn, nên khi có vấn đề xảy ra thường có nhiều cách giải quyết để bảo vệ quyền lợi của tổ chức mình. Theo báo cáo tổng kết Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương, trong suốt quá trình 10 năm áp dụng số lượng các tổ chức có khiếu nại, khiếu kiện đến các cơ quan nhà nước cũng rất là ít, hơn nữa so với người tiêu dùng cá nhân thì người tiêu dùng là tổ chức, là chủ thể có tương quan cân bằng với bên bán trong việc thực hiện giao dịch mua, bán. Chính vì vậy, dự án Luật do Chính phủ trình Quốc hội tập trung nhiều vào vấn đề bảo vệ cá nhân người tiêu dùng.

Hai là, về thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Tòa án

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, Qua thảo luận, còn có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng nếu vẫn chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành thì sẽ không thể áp dụng thủ tục rút gọn đối với các vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật của Bộ Công Thương và kết quả giám sát chuyên đề của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thì trong hơn 10 năm thực thi Luật hầu như không có vụ việc tranh chấp người tiêu dùng được giải quyết thông qua Tòa án. Do đó, dự thảo Luật cần có các quy định đặc thù để bảo vệ hiệu quả quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời cần sửa lại để đảm bảo thống nhất với các quy định giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, điều kiện giải quyết vụ việc dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dự thảo Luật không thống nhất với quy định tại Điều 100, Điều 317 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng và ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hơn nữa, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là luật nội dung. Trong khi đó, quy định tại Điều 69 và Điều 78 của dự thảo luật về thủ tục rút gọn trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là quy định về thủ tục tố tụng. Khi giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì phải tuân theo quy định về thủ tục rút gọn của Bộ luật Tố tụng dân sự. Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật, đề nghị không quy định thủ tục rút gọn trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dự thảo luật.

Theo quochoi.vn
Copy Link

Gửi bình luận
(0) Bình luận

Ngân hàng Nhà nước tham dự Hội nghị Phó Thống Đốc NHTW ASEAN (ACDM), Hội nghị Phó Thống đốc NHTW và Thứ trưởng Tài chính ASEAN (AFCDM)

Từ ngày 28 – 30/03, Đoàn Công tác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tham dự Hội nghị cấp Phó Thống đốc NHTW và Thứ trưởng Tài chính ASEAN và các sự kiện có liên quan tại Bali, Indonesia.

ADB: ASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong các chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong báo cáo “ASEAN và các chuỗi cung ứng toàn cầu” vừa công bố, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, nhằm thúc đẩy khả năng chống chịu trước những thách thức mới, các nền kinh tế trong ASEAN cần phải tăng cường vị thế của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuổi trẻ ngành Ngân hàng với đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sáng ngày 30/3, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học “Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng”. Hội thảo do Ban Khoa học của Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương (NHTW) phối hợp cùng các Chi đoàn: Viện Chiến lược Ngân hàng, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán, Hiệp hội Ngân hàng và Sở Giao dịch tổ chức.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan nâng lãi suất chính sách lên mức 1,75%

Theo thông cáo báo chí ngày 29/2023, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã quyết định nâng lãi suất chính sách thêm 0,25%, lên mức 1,75%.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm 49% cổ phần tại TCTD nhận chuyển giao bắt buộc

Việc cho phép tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD nhận chuyển giao từ 30% lên 49% sẽ góp phần, tạo điều kiện thực hiện thành công phương án chuyển giao bắt buộc, góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, ổn định kinh tế, xã hội, không ảnh hưởng lớn đến an ninh tiền tệ ngân hàng.

Tầm quan trọng của Việt Nam đối với các doanh nghiệp Mỹ và lý do họ cần quan tâm tới Việt Nam

Từ một nền kinh tế cận biên trong khu vực ASEAN, Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển công nghiệp mạnh mẽ và hiệu quả về mặt chi phí. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư đang tìm kiếm các thị trường mới để thúc đẩy tăng trưởng, mua hàng hoặc sản xuất sản phẩm – đặc biệt là ở châu Á – nên cân nhắc tiềm năng dài hạn của Việt Nam và nắm bắt các cơ hội tại thị trường này.

Vietbank hợp tác toàn diện cùng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

Ngày 30/3, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) và Trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác toàn diện để đẩy mạnh công tác đào tạo, cung ứng nguồn nhân sự chất lượng cao, thiết thực đồng hành cùng sinh viên và cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu phát triển mỗi bên.

MSB sẽ trình Đại hội đồng cổ đông phương án sáp nhập thêm một ngân hàng

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông, trình phê duyệt nhiều kế hoạch quan trọng. Ngân hàng sẽ tổ chức Đại hội ngày 21/4 tới đây. Theo tài liệu, MSB sẽ trình Đại hội đồng cổ đông phương án sáp nhập thêm một ngân hàng.

Chung kết Cuộc thi "Vietcombank 60 năm: Lan tỏa tự hào - Khát khao cống hiến"

Vừa qua, tại Trường Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực Vietcombank, Khu đô thị Ecopark, Hưng Yên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức Chung kết Cuộc thi "Vietcombank 60 năm: Lan tỏa tự hào - Khát khao cống hiến".

ĐHCĐ Hoà Phát: Giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua

Theo ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HOSE: HPG), tập đoàn đang phải tập trung toàn bộ nguồn lực cho dự án Dung Quất 2, do vậy HĐQT đưa ra phương án không chia cổ tức năm 2022.

Kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên báo Lao động Thủ đô

Sáng ngày 30/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, báo Lao động Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (1/4/1993 - 1/4/2023).

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng gửi thư chúc mừng Vietcombank nhân kỷ niệm 60 năm thành lập

Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt NAm - Vietcombank (1/4/1963 – 1/4/2023), thay mặt lãnh đạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng đã gửi thư chúc mừng đến Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên Vietcombank.

Vietcombank và JBIC ký hợp đồng tín dụng 300 triệu USD tài trợ vốn cho các dự án năng lượng tái tạo

Ngày 29/3/2023, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng tài trợ vốn 300 triệu USD để hỗ trợ dự án năng lượng tái tạo giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC).

Cục Xúc tiến thương mại ký ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Messe Frankfurt của Đức

Ngày 30/3/2023, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Tập đoàn Messe Frankfurt chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về tăng cường hợp tác trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Ngân hàng Nhà nước tham dự Hội nghị Phó Thống Đốc NHTW ASEAN (ACDM), Hội nghị Phó Thống đốc NHTW và Thứ trưởng Tài chính ASEAN (AFCDM)

Hoạt động ngân hàng - P.V - 08:52 31/03/2023
Từ ngày 28 – 30/03, Đoàn Công tác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tham dự Hội nghị cấp Phó Thống đốc NHTW và Thứ trưởng Tài chính ASEAN và các sự kiện có liên quan tại Bali, Indonesia.

Vietbank hợp tác toàn diện cùng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

Tin hội viên - Phan Tân - 08:45 31/03/2023
Ngày 30/3, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) và Trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác toàn diện để đẩy mạnh công tác đào tạo, cung ứng nguồn nhân sự chất lượng cao, thiết thực đồng hành cùng sinh viên và cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu phát triển mỗi bên.

Ngành hóa chất: Ưu tiên cổ phiếu định giá hấp dẫn dù đang  giảm

Thị trường - Bùi Trang - 08:10 31/03/2023
Theo báo cáo cập nhật ngành hóa chất của Công ty chứng khoán VNDIRECT, ngành hóa chất đang có nhiều khó khăn và nhà đầu tư nên ưu tiên những cổ phiếu có mức định giá hấp dẫn mặc dù đang trong chu kỳ giảm như DGC.

MSB sẽ trình Đại hội đồng cổ đông phương án sáp nhập thêm một ngân hàng

Tin hội viên - 08:08 31/03/2023
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông, trình phê duyệt nhiều kế hoạch quan trọng. Ngân hàng sẽ tổ chức Đại hội ngày 21/4 tới đây. Theo tài liệu, MSB sẽ trình Đại hội đồng cổ đông phương án sáp nhập thêm một ngân hàng.

Chung kết Cuộc thi "Vietcombank 60 năm: Lan tỏa tự hào - Khát khao cống hiến"

Tin hội viên - Minh Yến - Hồng Quang - 07:30 31/03/2023
Vừa qua, tại Trường Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực Vietcombank, Khu đô thị Ecopark, Hưng Yên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức Chung kết Cuộc thi "Vietcombank 60 năm: Lan tỏa tự hào - Khát khao cống hiến".

ADB: ASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong các chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhìn ra thế giới - T.H - 07:01 31/03/2023
Trong báo cáo “ASEAN và các chuỗi cung ứng toàn cầu” vừa công bố, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, nhằm thúc đẩy khả năng chống chịu trước những thách thức mới, các nền kinh tế trong ASEAN cần phải tăng cường vị thế của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuổi trẻ ngành Ngân hàng với đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Nghiên cứu - Trao đổi - Minh Ngọc - 21:14 30/03/2023
Sáng ngày 30/3, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học “Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng”. Hội thảo do Ban Khoa học của Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương (NHTW) phối hợp cùng các Chi đoàn: Viện Chiến lược Ngân hàng, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán, Hiệp hội Ngân hàng và Sở Giao dịch tổ chức.

ĐHCĐ Hoà Phát: Giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua

Doanh nghiệp - Quỳnh Dương - 18:30 30/03/2023
Theo ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HOSE: HPG), tập đoàn đang phải tập trung toàn bộ nguồn lực cho dự án Dung Quất 2, do vậy HĐQT đưa ra phương án không chia cổ tức năm 2022.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan nâng lãi suất chính sách lên mức 1,75%

Nhìn ra thế giới - V.A - 18:27 30/03/2023
Theo thông cáo báo chí ngày 29/2023, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã quyết định nâng lãi suất chính sách thêm 0,25%, lên mức 1,75%.

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

Chính sách mới - H.Q - 18:25 30/03/2023
Ngày 29/3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) đến năm 2025.

Kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên báo Lao động Thủ đô

Kết nối - TTTCTT - 18:18 30/03/2023
Sáng ngày 30/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, báo Lao động Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (1/4/1993 - 1/4/2023).

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng gửi thư chúc mừng Vietcombank nhân kỷ niệm 60 năm thành lập

Hoạt động ngân hàng - 17:14 30/03/2023
Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt NAm - Vietcombank (1/4/1963 – 1/4/2023), thay mặt lãnh đạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng đã gửi thư chúc mừng đến Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên Vietcombank.

Vietcombank và JBIC ký hợp đồng tín dụng 300 triệu USD tài trợ vốn cho các dự án năng lượng tái tạo

Tin hội viên - Trang Trần – Hồng Quang - 16:17 30/03/2023
Ngày 29/3/2023, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng tài trợ vốn 300 triệu USD để hỗ trợ dự án năng lượng tái tạo giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC).

Tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Văn hóa - P.V - 15:51 30/03/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 307/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Tiếp tục giảm lãi suất, đề xuất chính sách hoãn giãn nợ cho doanh nghiệp

Vấn đề - Nhận định - Đoàn Hằng - 15:39 30/03/2023
"Thông điệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là giảm lãi suất, sắp tới sẽ điều hành giảm lãi suất tiếp một lần nữa. Từ cơ sở này, ngân hàng thương mại sẽ giảm lãi suất tuỳ theo năng lực tài chính của từng ngân hàng".

Cục Xúc tiến thương mại ký ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Messe Frankfurt của Đức

Các Hiệp hội ngành, nghề - Q.L - 14:57 30/03/2023
Ngày 30/3/2023, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Tập đoàn Messe Frankfurt chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về tăng cường hợp tác trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Tầm quan trọng của Việt Nam đối với các doanh nghiệp Mỹ và lý do họ cần quan tâm tới Việt Nam

Vấn đề - Nhận định - Steven Cranwell* - 14:40 30/03/2023
Từ một nền kinh tế cận biên trong khu vực ASEAN, Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển công nghiệp mạnh mẽ và hiệu quả về mặt chi phí. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư đang tìm kiếm các thị trường mới để thúc đẩy tăng trưởng, mua hàng hoặc sản xuất sản phẩm – đặc biệt là ở châu Á – nên cân nhắc tiềm năng dài hạn của Việt Nam và nắm bắt các cơ hội tại thị trường này.

Lienvietpostbank ngăn chặn lừa đảo, bảo vệ khách hàng

Pháp luật - Nghiệp vụ - T.N - 14:12 30/03/2023
Bằng tinh thần cảnh giác cao độ và nghiệp vụ vững vàng, cán bộ nhân viên Lienvietpostbank Quế Võ, Bắc Ninh đã kịp thời ngăn chặn, giúp khách hàng tránh được một vụ lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn.

Vietbank ưu đãi lãi suất vay cho doanh nghiệp

Tin hội viên - Ngọc Minh - 14:07 30/03/2023
Từ nay đến ngày 30/6, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho vay chỉ từ 10,5%/năm dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trên toàn quốc. Bên cạnh đó, khách hàng còn được miễn phí mở tài khoản thanh toán số đẹp lên đến 10 triệu đồng, được trải nghiệm miễn phí sản phẩm tài khoản thanh toán VB PRO trong vòng 3 tháng đầu sau khi mở tài khoản.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%

Hoạt động ngân hàng - Ngô Hải - 12:10 30/03/2023
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 29/3/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, các TCTD tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách này.

Hướng dẫn thanh toán viện phí bằng định danh tài khoản

Công nghệ - Minh Ngọc - 11:55 30/03/2023
Các giải pháp thanh toán không tiền mặt không chỉ tiết kiệm thời gian, mà còn đóng góp quan trọng vào việc xây dựng bệnh viện 3 không: Không giấy tờ - không xếp hàng - không thanh toán bằng tiền mặt. Trong đó, thanh toán viện phí bằng định danh tài khoản giúp khách hàng quản lý thanh toán viện phí dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp xã giao Đoàn Điều IV IMF

Hoạt động ngân hàng - P.V - 10:30 30/03/2023
Ngày 29/03, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã có buổi tiếp xã giao Đoàn Điều IV Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Bổ nhiệm Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh Quảng Bình

Hoạt động ngân hàng - P.V - 09:18 30/03/2023
Ngày 29/3/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Quảng Bình tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh Quảng Bình.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm 49% cổ phần tại TCTD nhận chuyển giao bắt buộc

Nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng - P.V - 08:41 30/03/2023
Việc cho phép tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD nhận chuyển giao từ 30% lên 49% sẽ góp phần, tạo điều kiện thực hiện thành công phương án chuyển giao bắt buộc, góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, ổn định kinh tế, xã hội, không ảnh hưởng lớn đến an ninh tiền tệ ngân hàng.

Vietcombank nhận danh hiệu Best FXall Taker tại lễ trao giải thưởng Refinitiv Vietnam FX Awards năm 2023

Tin hội viên - P.V - 08:15 30/03/2023
Danh hiệu Best FXall Taker dành cho ngân hàng có khối lượng giao dịch ngoại tệ trên FXall lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2022.
Xem thêm
Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ
  • Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
  • Tổng biên tập: Trần Thị Thanh Bích
  • Địa chỉ: 193 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Điện thoại: (024) 382 186 85; 397 423 09; 382 186 83
  • Email liên hệ: taichinhtiente@yahoo.com
  • ISSN 1859-2805
  • Giấy phép hoạt động Số: 30/GP-BTTTT cấp ngày 23 tháng 01 năm 2019
2018 Bản quyền thuộc về Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ. Không được sao chép khi chưa được chấp thuận bằng văn bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO