Doanh nghiệp

“Sống chung với dịch”, tìm cơ hội trong thách thức

Nguyễn Huyền 28/12/2023 - 15:32

Dịch tả heo châu Phi đang có nhiều diễn biến gia tăng trở lại, vì vậy, ngành chăn nuôi cần xác định phải nâng cao hơn nữa các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ và quản trị hiệu quả sinh học, an toàn dịch bệnh. Từ đó đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Trang trại chăn nuôi tách biệt hoàn toàn với khu dân cư, thiết kế đảm bảo an toàn sinh học của Công ty BaF Việt Nam
Trang trại chăn nuôi tách biệt hoàn toàn với khu dân cư, thiết kế đảm bảo an toàn sinh học của Công ty BaF Việt Nam

Cơ hội trong thách thức

Dịch tả heo châu Phi (ASF) chính thức xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2019, với tốc độ lây lan nhanh chóng và xảy ra ở mọi loài heo, mọi lứa tuổi heo và tỷ lệ chết gần như 100% với heo nhiễm bệnh. Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 570 ổ dịch bệnh dịch tả heo châu Phi tại 44 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vaccine hoàn hảo – loại đã được khẳng định, kiểm chứng tác dụng trên đàn heo.

Điều này đặt ra cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các doanh nghiệp chăn nuôi công nghiệp bài toán về kiểm soát và quản trị an toàn sinh học. Ai tổ chức quản trị tốt hơn, người đó sẽ bảo toàn được đàn heo và giảm phần rủi ro, giảm thiệt hại nhiều hơn.

Chính vì thế, có thể nói đây là cơ hội của các doanh nghiệp chăn nuôi có sự đầu tư bài bản cho toàn chuỗi giá trị. Bởi lẽ theo Cục Thú y, nguy cơ bệnh dịch tả heo châu Phi tái phát trong thời gian tới cao là do chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, điều kiện chưa đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Công ty CP Nông nghiệp BaF Việt Nam – doanh nghiệp đang sở hữu 29 trang trại chăn nuôi heo trên toàn quốc cho biết để kiểm soát, quản trị an toàn sinh học, công ty tổ chức quản trị toàn bộ mô hình khép kín 3F từ con giống, nguồn thức ăn chăn nuôi đến công nghệ chuồng trại và cơ sở giết mổ, đặc biệt là tại chuồng trại.

Tiêu chí xây dựng các phân khu được thiết kế vận hành tự động để giảm thiểu tiếp xúc giữa con người với vật nuôi. Các phương tiện vận chuyển và con người đều được sát khuẩn 2 lớp trước cổng trang trại, trước khu sản xuất trước khi vào khu sản xuất. Nhân sự vào làm việc tại từng trang trại đều phải cách ly theo quy định từ 24h đến 72h đối với từng loại trang trại khác nhau.

Bên cạnh đó là các quy định khác về thú y, an toàn dịch bệnh để đảm bảo an toàn sinh học hiệu quả nhất.

Việc đầu tư bài bản và quy mô lớn vào chuỗi khép kín chăn nuôi nói chung và các trang trại đạt tiêu chuẩn nói riêng là thách thức đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng sẽ là cơ hội đối với các doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh điều đó khi hiện nay phân khúc chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ chăn nuôi đã giảm từ 80% xuống dưới 60% so với thời điểm trước dịch ASF.

“Trong 10 năm tới, tôi nhận định là chăn nuôi nhỏ lẻ tiếp tục giảm, quay về mức từ 30% –40%. Đây là mảnh đất rất màu mỡ, cơ hội cho chăn nuôi công nghiệp phát triển lấy được thị phần này và đảm bảo được an ninh lương thực cho người tiêu dùng”, lãnh đạo công ty BaF chia sẻ.

“Sạch” không phải lợi thế mà trở thành tiêu chí bắt buộc

Thịt heo chiếm đến 70% nguồn đạm trong bữa ăn của người Việt. Thế nhưng thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc lại đang là vấn nạn ở nước ta trong rất nhiều năm qua. Dịch tả lợn châu Phi hoành hành cũng khiến tâm lý người tiêu dùng trở nên e ngại khi chọn thịt heo và họ sẽ ngày càng cẩn trọng, khắt khe hơn trong lựa chọn thực phẩm và tiêu chuẩn “sạch” trở thành tiêu chí bắt buộc để thuyết phục người mua thịt hiện nay.

Bằng cách quan sát thông thường, mọi người thường chỉ xác định được mức độ thịt sạch một cách tương đối. Chẳng hạn như thịt được bảo quản trong điều kiện sạch sẽ, miếng thịt có màu sắc hồng hào, có độ đàn hồi tốt. Thực chất, thịt sạch phải là kết quả của toàn chuỗi từ nguồn thức ăn cho heo, điều kiện chăn nuôi cho đến điều kiện giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đơn cử như BaF Meat là một thương hiệu thịt heo được biết đến rộng rãi trong 2 năm trở lại đây. Thương hiệu này còn gây chú ý khi giới thiệu là “heo ăn chay”, đàn heo BaF chỉ ăn nguồn thức ăn (cám) gồm các nguyên liệu từ thực vật, thảo dược và các lợi khuẩn; hoàn toàn không chứa dư lượng kháng sinh trong thức ăn cho heo và trong thịt. Điều kiện giết mổ đều đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trước khi thịt đến tay người tiêu dùng.

siba-2-6381.jpg
Người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua được thịt sạch

Thực tế, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn để mua thịt khiến họ an tâm hơn như nguồn gốc rõ ràng, quy trình chăn nuôi được cam kết các tiêu chí an toàn cho sức khỏe. “Bây giờ quan trọng nhất là chất lượng thịt, tốt cho sức khỏe thì xứng đáng bỏ đồng tiền ra để mà mua. Có thể ăn ít lại hơn nhưng chọn sản phẩm có chất lượng tốt hơn, an toàn hơn”, chị Đặng Thị Kiểm, một khách hàng thường mua thịt heo BaF Meat tại SibaFood Hà Nội chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Sống chung với dịch”, tìm cơ hội trong thách thức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO