Thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh An Giang: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ

Trần Trọng Triết| 02/01/2023 15:59
Theo dõi Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trên

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang xác định đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là công tác trọng tâm, thường xuyên giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và đổi mới mở rộng quy mô.

Nhận thức được vai trò của TTKDTM đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh An Giang thường xuyên chủ động bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Trung ương, triển khai đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành Ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ, định hướng của NHNN và Kế hoạch 298/KH-UBND của UBND tỉnh An Giang, trong đó tập trung đẩy mạnh hoạt động TTKDTM.

Thực hiện theo Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh An Giang, NHNN chi nhánh tỉnh An Giang đã tích cực và chủ động triển khai tuyên truyền về các lợi ích và tính an toàn khi sử dụng ngân hàng số tới khách hàng và các tầng lớp nhân dân. Thường xuyên chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu, đẩy mạnh phát triển ngân hàng số đến người dân và doanh nghiệp. 

Cụ thể, ngay từ đầu năm đã ban hành Công văn số 66/ANG-THSNKS ngày 18/1/2022 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 02/CT-NHNN đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng. Kết quả đã triển khai hoạt động thanh toán điện tử, TTKDTM tại 11 chợ trong tỉnh như: Chợ Tịnh Biên, chợ Châu Phú B, chợ Trà Mơn, chợ thị trấn Phú Hòa, chợ Mỹ Bình, chợ Ba Chúc, chợ Bình Hòa, chợ Cái Dầu, chợ Vịnh Tre, chợ Mỹ Đức và chợ An Châu và trên 200 nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Sở Công Thương tỉnh An Giang mở các lớp tập huấn triển khai phát triển thanh toán điện tử, TTKDTM gồm: Lớp tập huấn về thương mại điện tử (thanh toán điện tử, TTKDTM) trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu vào ngày 16/8/2022; Lớp “Ứng dụng thương mại điện tử (thanh toán điện tử, TTKDTM) vào đời sống cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ tiểu thương trên địa bàn huyện Chợ Mới ngày 07/10/2022…

Các NHTM trên địa bàn đã đẩy mạnh triển khai các chương trình ưu đãi khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM bằng nhiều hình thức thiết thực như tặng mã giảm giá, mã dự thưởng khi thanh toán qua quét mã QR (BIDV, VietinBank, Vietcombank, Eximbank…), tích điểm đổi quà, hoàn tiền khi thanh toán qua thẻ thanh toán quốc tế (BIDV, VIB, VietinBank, Bản Việt…)…

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn xác định thực hiện ngân hàng số là xu thế phát triển tất yếu. Dịch vụ ngân hàng số đã và đang được các ngân hàng thương mại đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển và triển khai như: Vietcombank với mô hình kinh doanh số (Vietcombank Digital); TPBank triển khai LiveBank giúp khách hàng đăng ký vân tay, nhận diện khuôn mặt và định danh điện tử (eKYC) đăng ký, đăng nhập tài khoản; VIB ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn vào quy trình phát hành thẻ tín dụng dành riêng cho mua sắm trực tuyến online Plus; VPBank ra mắt ngân hàng số Yolo sau mô hình Timo; OCB ra mắt ngân hàng số OCB OMNI; Techcombank chú trọng phát triển trải nghiệm của khách hàng trên ngân hàng trực tuyến; Agribank đã và đang tích cực phát triển dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ số, chuyển đổi số mô hình hoạt động, kinh doanh và sản phẩm dịch vụ theo hướng số hóa…. Đẩy mạnh liên kết với Kho bạc Nhà nước, các trường học, bệnh viện, công ty điện lực, công ty cấp nước, các sàn TMĐT lớn để tạo sự đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng như liên kết với Lazada, Shopee… tặng mã giảm giá khi thanh toán, phát triển các dịch vụ thanh toán tiền điện, nước, viện phí, học phí, thanh toán tích điểm qua chương trình Rewards; sử dụng thẻ tích điểm hoàn tiền, khuyến mãi chiết khấu khi thanh toán viện phí, học phí, ăn uống, mua sắm, du lịch, phát triển các ví điện tử…

Các chi nhánh NHTM trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thanh toán điện tử (Internet Banking, Mobile Banking; ví điện tử; mã QR code…) đến từng người tiêu dùng thông qua các chương trình tiếp xúc trực tiếp tại các chợ, tổ chức hội nghị khách hàng…. Những chương trình, chính sách đơn vị đang áp dụng nhằm đẩy mạnh phát triển TMĐT, ngân hàng điện tử, như mở tài khoản online tiện lợi, miễn phí, không cần đến ngân hàng, ưu đãi lãi suất cho khách hàng mở sổ tiết kiệm online, chuyển khoản nhanh 24/7 hoàn toàn miễn phí với hạn mức giao dịch cao…

Kết quả thúc đẩy TTKDTM trên địa bàn 

Chỉ tiêu

Đơn vị

31/10/2021

31/12/2021

31/10/2022

Tăng/giảm so với cùng kỳ 2021

Số lượng tăng/giảm so với cuối năm 2021

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng tài khoản đang hoạt động

Số tài khoản

901.518

939.736

1.000.017

98.499

10,9%

60.281

Số lượng máy POS đang hoạt động

Số máy

1.178

1.173

1.230

52

4,4%

57

Máy ATM

Số máy

250

251

256

6

2,4%

5

Internet banking

Chuyển tiền đi

Tỷ đồng

50.444

99.162

75.923

25.479

50,5%

(-23.239)

Số món

1.802.946

3.454.174

3.226.910

1.423.964

79,0%

(-227.264)

Chuyển tiền đến

Tỷ đồng

3.675

12.038

6.845

3.170

86,3%

(-5.193)

Số món

175.851

588.700

335.181

159.330

90,6%

(-253.519)

Ví điện tử

Chuyển tiền đi

Tỷ đồng

51

735

61

10

19,6%

(-674)

Số món

44.649

87.305

68.989

24.340

54,5%

(-18.316)

Chuyển tiền đến

Tỷ đồng

29

101

74

45

155,2%

(-27)

Số món

29.600

42.029

56.989

27.389

92,5%

14.960

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ báo cáo của các TCTD trên địa bàn

Trong thực hiện chuyển đổi số và phát triển TMĐT, hệ thống ngân hàng An Giang đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, số lượng tài khoản ngân hàng tăng 98.499 tài khoản, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 60.281 tài khoản so với cuối năm 2021; máy POS trên địa bàn cũng tăng 52 máy so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 57 máy so với cuối năm; trên địa bàn hiện có 256 máy ATM, tăng 6 máy so với cùng kỳ và tăng 5 máy so với cuối năm 2021.

Sự tăng trưởng nhu cầu thanh toán qua các thiết bị điện tử hiện đại và sự quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất để hỗ trợ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng của các TCTD trên địa bàn.

Đáng chú ý là sự phát triển vượt trội của Internet Banking, Mobile Banking và các ví điện tử. Qua số liệu thống kê cho thấy, doanh số chuyển tiền đi và đến thông qua Internet Banking, Mobile Banking và các ví điện tử đều tăng cao so với cùng kỳ cả về số lượng món lẫn số tiền chuyển.

Hoạt động thanh toán qua Internet Banking, Mobile Banking và các ví điện tử dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới do người dân và doanh nghiệp trên địa bàn đã có thói quen và nhận thấy được tiện ích của phương thức này. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy người dân đã chấp nhận, thích ứng công nghệ số, ngân hàng số, góp phần thực hiện đề án TTKDTM.

(1) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh An Giang: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO