WB hạ triển vọng kinh tế toàn cầu với mức âm 5,2%

Xuân Thanh| 16/06/2020 10:50
Theo dõi Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trên

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Trong báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo GDP toàn cầu xuống mức tăng trưởng âm 5,2% trong năm nay. Nguyên nhân do đại dịch Covid-19 hoành hành và hoạt động kinh tế đình trệ tại các nước phát triển cũng như tại nhiều nước khác trên thế giới, gây khó khăn cho hàng triệu người và xói món thành quả kinh tế đạt được trong những thập kỷ qua.

Báo cáo nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đã xâm nhập với tốc độ kinh ngạc vào từng ngõ ngách trên thế giới, số ca nhiễm và người chết tăng nhanh và đang tiếp tục tăng cao, nhiều người lâm vào tình cảnh khó khăn do tương lai mờ mịt và rối loạn cuộc sống. Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong tám thập kỷ qua, dẫn đến sự sụp đổ các hoạt động kinh tế trên toàn cầu. Hàng loạt giải pháp ngăn chặn nguy cơ lan truyền đại dịch đã được tiến hành như đóng cửa các nhà máy, trường học, tạm dừng các hoạt động du lịch và tụ tập đông người, người dân hạn chế ra ngoài. Các biện pháp giãn cách xã hội đã dẫn đến sự suy giảm nhu cầu và kìm hãm các hoạt động đầu tư, khả năng cung ứng lao động và duy trì sản xuất, gây rối loạn các thị trường tài chính và hàng hóa, thương mại và các chuỗi cung ứng, du lịch và vận chuyển hành khách.  

Thị trường tài chính chao đảo mạnh, phản ánh tình trạng bất ổn chưa từng có và tình hình kinh tế xấu đi nhanh chóng, các nỗ lực của các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm tài sản an toàn đã dẫn đến tình trạng thắt chặt đột ngột các điều kiện tài chính tại các nước đang phát triển và mới nổi (EMDEs). Trên toàn cầu, giá cổ phiếu lao dốc, gánh nặng nợ nần tiếp tục chồng chất. Dòng vốn đào thoát khỏi các EMDE dâng cao trong hai tháng 3-4/2020, mặc dù vừa mới thoát đáy trong những ngày cuối năm 2019. Do nhu cầu giảm thấp, giá cả các mặt hàng hóa lao dốc, giá dầu có lúc giảm xuống -37 USD/thùng.

Nhiều nước đã tiến hành các giải pháp hỗ trợ kinh tế quy mô lớn nhằm giảm nhẹ khó khăn, góp phần ổn định thị trường tài chính. Ngân hàng trung ương (NHTW) tại các nước phát triển tiến hành cắt giảm lãi suất và những giải pháp quyết liệt hơn để cung cấp thanh khoản và trấn an các nhà đầu tư. Tại nhiều EMDEs, NHTW cũng nới lỏng chính sách tiền tệ. Nhìn chung, các biện pháp hỗ trợ tài khóa có quy mô lớn hơn nhiều thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.

Theo dự báo, đại dịch Covid-19 sẽ đẩy các nền kinh tế chủ chốt chìm sâu vào suy thoái trong năm nay, thu nhập bình quân đầu người giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1870. Do mở rộng các biện pháp giãn cách xã hội, thắt chặt các điều kiện tài chính, nhu cầu bên ngoài giảm sút sẽ cản trở các hoạt động kinh tế, GDP tại các nước phát triển được dự báo sẽ giảm tới 7% trong năm 2020. Nếu bệnh dịch được kiểm soát vào cuối năm nay, kinh tế Trung Quốc sẽ giảm xuống mức tăng trưởng 1% trong năm nay, thấp xa mức tăng trưởng thấp nhất trong 4 thập kỷ qua.

Các chỉ số kinh tế cơ bản (% so với năm trước)*

 

Thực tế và dự báo

Thay đổi **

 

2017

2018

2019

2020

2021

2020

2021

GDP toàn cầu

3,3

3,0

2,4

-5,2

4,2

-7,7

1,6

Các nước phát triển

2,5

2,1

1,6

-7,0

3,9

-8,4

2,4

Mỹ

2,4

2,9

2,3

-6,1

4,0

-7,9

2,3

Khu vực đồng euro

2,5

1,9

1,2

-9,1

4,5

-10,1

3,2

Nhật Bản

2,2

0,3

0,7

-6,1

2,5

-6,8

1,9

Các EMDE

4,5

4,3

3,5

-2,5

4,6

-6,6

0,3

Các EMDE xuất khẩu

2,2

2,1

1,5

-4,8

3,1

-7,4

0,2

Những EMDE khác

6,1

5,7

4,8

-1,1

5,5

-6,2

0,3

Các EMDE không kể Trung Quốc

5,4

4,8

3,2

-3,6

3,6

-7,6

-0,8

Đông Á - Thái Bình Dương

6,5

6,3

5,9

0,5

6,6

-5,2

1,0

Trung Quốc

6,8

6,6

6,1

1,0

6,9

-4,9

1,1

Indonesia

5,1

5,2

5,0

0,0

4,8

-5,1

-0,4

Thái Lan

4,1

4,2

2,4

-5,0

4,1

-7,7

1,3

Châu Âu và Trung Á 

4,1

3,3

2,2

-4,7

3,6

-7,3

0,7

CHLB Nga

1,8

2,5

1,3

-6,0

2,7

-7,6

0,9

Thổ Nhĩ Kỳ

7,5

2,8

0,9

-3,8

5,0

-6,8

1,0

Ba Lan

4,9

5,3

4,1

-4,2

2,8

-7,8

-0,5

Các nước Mỹ Latinh và Caribê

1,9

1,7

0,8

-7,2

2,8

-9,0

0,4

Brazil

1,3

1,3

1,1

-8,0

2,2

-10,0

-0,3

Mêhicô

2,1

2,2

-0,3

-7,5

3,0

-8,7

1,2

Argentina

2,7

-2,5

-2,2

-7,3

2,1

-6,0

0,7

Trung Đông và Bắc Phi

1,1

0,9

-0,2

-4,2

2,3

-6,6

-0,4

Arập Xê út

-0,7

2,4

0,3

-3,8

2,5

-5,7

0,3

Iran

3,8

-4,7

-8,2

-5,3

2,1

-5,3

1,1

Ai Cập

4,2

5,3

5,6

3,0

2,1

-2,8

-3,9

Nam Á

6,5

6,5

4,7

-2,7

2,8

-8,2

-3,1

Ấn Độ

7,0

6,1

4,2

-3,2

3,1

-9,0

-3,0

Pakistan

5,2

5,5

1,9

-2,6

-0,2

-5,0

-3,2

Bangladesh

7,3

7,9

8,2

1,6

1,0

-5,6

-6,3

Cận Sahara châu Phi

2,6

2,6

2,2

-2,8

3,1

-5,8

0,0

Nigeria

0,8

1,9

2,2

-3,2

1,7

-5,3

-0,4

CH Nam Phi

1,4

0,8

0,2

-7,1

2,9

-8,0

1,6

Angola

-0,1

-2,0

-0,9

-4,0

3,1

-5,5

0,7

Các nước thu nhập cao

2,4

2,2

1,7

-6,8

3,8

-8,3

2,3

Các nước đang phát triển

4,8

4,4

3,7

-2,4

4,7

-6,7

0,2

Các nước thu nhập thấp

5,4

5,8

5,0

1,0

4,6

-4,4

-0,9

Nhóm BRICS

5,3

5,3

4,7

-1,7

5,3

-6,6

0,4

Thương mại toàn cầu

5,9

4,0

0,8

-13,4

5,3

-15,3

2,8

Giá dầu (tăng/giảm theo USD) ***

23,3

29,4

-10,2

-47,9

18,8

-42,5

16,9

Giá cả hàng hóa khác (USD) ****

5,5

1,8

-4,2

-5,9

3,0

-6,0

1,3

Nguồn: WB tháng 6/2020

(*): Tính theo giá cả và tỷ giá năm 2010;

(**): Thay đổi so với dự báo tháng 01/2020;

(***): Mức giá trung bình của dầu thô Brent, WTI, Dubai;

(****): Bao gồm 39 loại hàng hóa chủ chốt (7 mặt hàng kim loại, 5 phân bón, 27 nông sản).

Do tác động tiêu cực lan truyền từ những khó khăn tại các nền kinh tế chủ chốt và yếu kém ở trong nước, GDP tại các EMDE dự kiến sẽ giảm tới 2,5% trong năm nay, thấp xa mức tăng trưởng đáy 0,9% vào năm 1982 và là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1960.

Nhiều EMDE sẽ bị tổn thất nặng nề, bao gồm những nước có nhiều người nhiễm bệnh nhưng năng lực y tế hạn chế; những nước liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị toàn cầu; những nước phụ thuộc nặng nề vào nguồn tài chính quốc tế; và những nước lệ thuộc quá mức vào thương mại quốc tế, xuất khẩu hàng hóa, kinh doanh du lịch. Các nước xuất khẩu hàng hóa thuộc nhóm EMDEs sẽ vấp phải khó khăn do tác động lan tỏa đối ngược bắt nguồn từ tăng trưởng thấp tại Trung Quốc, và do sự sụp đổ về nhu cầu hàng hóa trên toàn cầu, nhất là nhu cầu về dầu mỏ. Với mức thu nhập theo đầu người được dự báo sẽ thu hẹp trong năm nay tại hơn 90% số EMDEs, nhiều triệu người có thể sẽ tái nghèo.

Do kinh tế các nước phát triển bị thu hẹp, GDP tại Trung Quốc sẽ thiết lập đáy mới, các EMDE sẽ bị tàn phá bởi những khó khăn ở trong và ngoài nước, GDP toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống mức tăng trưởng âm 5,2% trong năm nay, ghi nhận đợt suy thoái trầm trọng nhất kể từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, và giảm sâu hơn ba lần so với suy thoái toàn cầu 2009. Báo cáo nhận định, đại dịch sẽ giảm dần và các nước có thể nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại ở trong nước từ giữa năm nay, và các biện pháp giãn cách xã hội sẽ được nới lỏng trên thế giới vào những tháng cuối năm, thị trường tài chính sẽ ổn định trở lại. Mặc dù GDP toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2021 với dự báo tăng 4,2%, nhưng vẫn thấp hơn dự báo trước đây.

Nếu đại dịch Covid-19 dai dẳng và kéo dài lâu hơn so với kỳ vọng, các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại có thể tiếp tục phải duy trì, gây rối loạn cho các hoạt kinh tế trong nước và xói mòn niềm tin của nhà đầu tư. Rối loạn kinh tế có thể cản trở các doanh nghiệp trong việc duy trì hoạt động và hoàn trả vốn vay, một số khách hàng rủi ro có thể đối mặt với nguy cơ lãi suất tăng cao. Do mức nợ nần đã chạm ngưỡng cao nhất trong lịch sử và có nguy cơ dẫn đến làn sóng vỡ nợ, nhiều nước có thể lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng. Trong kịch bản xấu này, GDP toàn cầu có thể giảm xuống mức tăng trưởng âm 8% trong năm nay, tốc độ phục hồi kinh tế sau đó sẽ diễn ra ì ạch. Do tình trạng mất cân đối tài chính quá mức, khó khăn tiếp tục bủa vây các thị trường tài chính, phá sản lan rộng tại các EMDE. Trong năm 2021, kinh tế toàn cầu có thể bắt đầu le lói phục hồi, nhưng cũng chỉ tăng trên 1%.

Trong kịch bản lạc quan, kinh tế sẽ phục hồi nhanh, nếu phần lớn các biện pháp kiểm soát dịch bệnh được dỡ bỏ trong ngắn hạn, các đối sách tài khóa và tiền tệ thành công trong việc hỗ trợ tiêu dùng và đầu tư, điều kiện tài chính sẽ sớm bình thường trở lại. Tuy nhiên, bất chấp những tiến triển tích cực này, kinh tế thế giới năm 2020 vẫn thu hẹp hơn 3% so với thời kỳ suy thoái toàn cầu 2009, và GDP tại các EMDE cũng có thể giảm xuống mức tăng trưởng âm. Nếu các biện pháp kiểm soát đại dịch được dỡ bỏ hoàn toàn, GDP toàn cầu có thể phục hồi rõ rệt từ năm 2021 lên mức tăng trưởng trên 5%.

Nguồn: WB tháng 6/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
WB hạ triển vọng kinh tế toàn cầu với mức âm 5,2%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO