Chuyển đổi số: Tăng tốc để đạt mục tiêu 20% GDP vào năm 2025

Thanh Thanh| 09/10/2022 19:56
Theo dõi Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trên

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã đạt 10,41% so với mức 9,6% tại cuối năm 2021; Tuy vậy, vẫn còn cách khá xa mục tiêu đề ra cho năm 2025: 20% GDP. Từ nay đến năm 2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc chuyển đổi số với những hành động triển khai cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương…

Nằm trong chuỗi sự kiện của Chương trình bình chọn, trao tặng Giải thưởng chuyển đối số Việt Nam - Vietnam Digital Awards năm 2022 (VDA 2022) do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) chủ trì, Bộ TT&TT bảo trợ, sáng 9/10, Tạp chí điện tử VietTimes tổ chức Hội thảo: “Tăng tốc chuyển đổi số: Vì lợi ích thiết thực của người dân, DN”.

 

Đại diện Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đối số, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã khẳng định chuyển đối số là một hành trình dài mà con đường chuyển đối số của Việt Nam dần đàn được hình thành trong 2 năm dịch COVID-19 vừa qua.

“Việc tổ chức hội thảo này là một hoạt động hết sức có ý nghĩa, qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đối số; thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đối số...”- Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục chuyển đối số quốc gia (Bộ TT&TT), nếu coi năm 2020 là năm khởi động nhận thức về chuyển đối số, năm 2021 là năm bắt đầu triển khai, trải nghiệm về chuyển đối số trong bối cảnh đại dịch và năm 2022 là năm đẩy mạnh chuyển đối số theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện. “Giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc chuyển đối số với những hành động triển khai cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương…”- Ông Tiến nói.

Cũng theo đại diện Cục chuyển đối số quốc gia. tính đến nay, chương trình chuyển đổi số quốc gia đã đạt được các kết quả quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số; Kinh tế số; Xã hội số. Đáng chú ý, thống kê mới nhất của Cục chuyển đối số quốc gia cho thấy, tính đến tháng 6/2022, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã đạt 10,41%, tăng mạnh so với mức 9,6% tại cuối năm 2021; Tuy vậy, vẫn còn cách khá xa mục tiêu đề ra cho năm 2025: 20% GDP.

Năm 2022, định hướng trọng tâm của công tác chuyển đối số quốc gia là đưa người dân, DN lên môi trường số, thông qua: Phổ cập dịch vụ trực tuyến, phổ biến nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; Phổ cập nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu; Phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử; Phổ cập nền tảng dạy học trực tuyến; Phổ cập nền tảng hỗ trợ tư vấn sức khỏe.

Đại tá Vũ Văn Tấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết: Bộ Công an đã xây dựng và triển khai thành công Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chính thức đưa vào vận hành từ 01/7/2021 với mục tiêu là một hệ thống thông tin lõi, cơ sở dữ liệu “gốc” của toàn bộ công dân Việt Nam. Việc cấp thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip (hiện đạt 71,8 triệu thẻ) đã mở ra cơ hội mới trong việc phát triển các dịch vụ bảo đảm an ninh, an toàn, cải cách hành chính phục vụ người dân và DN. Bộ Công an cũng đã triển khai xây dựng hệ thống Định danh và xác thực điện tử và chính thức cấp tài khoản định danh điện tử, đưa hệ thống vào vận hành kể từ ngày 18/7/2022. 

Việc ứng dụng tiện ích từ dữ liệu dân cư, CCCD, định danh xác thực điện tử là bước cải cách đột phá về thủ tục hành chính và giao dịch điện tử tạo điều kiện thuận lợi, giúp cho người dân tiết kiệm thời gian, công sức; Đồng thời đem lại lợi ích kinh tế rất to lớn như tiết kiệm 5.385 tỷ đồng tiền phát hành cho 107,7 triệu thẻ ATM hiện đang sử dụng khi triển khai sử dụng thẻ CCCD thay cho thẻ ATM.

Chia sẻ về các giải pháp số trong hoạt động vận tải, ông Phùng Trọng Văn – Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Bộ Giao thông Vận tải - khẳng định chuyển đổi số đã mang lại hàng loạt lợi ích. Bên cạnh việc hình thành được dữ liệu tập trung để phục vụ công tác quản lý, điều hành, chuyển đối số trong lĩnh vực vận tải đã cũng đem đến hàng loạt lợi ích cho người dân, DN, như: Có thể thực hiện dịch vụ tại bất cứ đâu; Tiết kiệm thời gian và chi phí; Tra cứu trạng thái giải quyết hồ sơ; Hỗ trợ số hóa, lưu trữ hồ sơ để tái sử dụng lần sau; Hình thành dữ liệu đơn vị (dữ liệu xe, tuyến khai thác, xử phạt hành chính,…) giúp quản lý thuận tiện hơn.

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, những kết quả ban đầu về chuyển đối số còn xa so với kỳ vọng. “Rất mong sự chung tay của người dân, DN  để chúng ta có câu chuyện để kể về chuyển đối số của Việt Nam…”- Thứ trưởng nhấn mạnh.

Phát biểu tại Hội thảo, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp thẳng thắn: “Chúng ta nói nhiều nhưng làm chưa được bao nhiêu”. Theo ông, làm sao nói ít, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm bởi “một khi không hiểu thì làm sao nhớ được, làm được?”

Đồng tình với nhận định chuyển đối số là một quá trình dài, ông Lê Doãn Hợp cho rằng vì là dài hạn nên chuyển đối số phải làm được 3 việc: Chính phủ số, DN số và công dân số.

“Chính phủ số thì phải làm được ít nhất 3 việc: Họp không cần gặp nhau, xử lý công việc không cần giấy tờ và thanh quyết toán không dùng tiền mặt. Ba cái này đã làm được bao nhiêu đâu? DN số cùng vây. Có như vậy đất nước này mới lành mạnh ngay”- Ông quả quyết.

Về công dân số, ông Lê Doãn Hợp cho rằng “không cần nói nhiều”, chỉ cần mỗi người dân có một chiếc điện thoại thông minh kết nối là chuyển đối số thành công…

Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng cho rằng, Israel là quốc gia thành công trong chuyển đối số cách đây hàng chục năm, mỗi Bộ ngành, địa phương chỉ cần chọn ra một người giỏi nhất sang Israel học hỏi để áp dụng với Việt Nam, đó là cách đi tắt và hiệu quả nhất…

 

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số: Tăng tốc để đạt mục tiêu 20% GDP vào năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO