​CMC tạo ấn tượng với Giải pháp An ninh An toàn thông tin

Thành Nguyễn| 25/11/2022 09:18
Theo dõi Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trên

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Quốc tế ngày An toàn thông tin Việt Nam 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức ngày 24/11/2022 tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghệ CMC tham gia trưng bày, giới thiệu và tạo ấn tượng với các giải pháp An ninh An toàn thông tin.

Hội thảo năm nay được tổ chức với chủ đề “Xây dựng không gian mạng an toàn thúc đẩy Chuyển đổi số quốc gia”. CMC là nhà tài trợ bạc của chương trình.

Hội thảo có sự tham dự của: ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TTTT; ông Lâm Văn Đoan, phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Quốc hội; ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA; Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Cơ yếu TW; Thiếu tướng Tống Viết Trung, Phó Tư lệnh Bộ Tư Lệnh Tác chiến không gian mạng; Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05); ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin; ông Vũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch/Tổng thư ký VNISA; cùng hơn 30 diễn giả tham gia là lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TTTT cho biết, chuyển đổi số là chương trình lớn, dài hạn của quốc gia. Việc đưa các hoạt động lên môi trường số nhiều hơn đồng nghĩa với nhu cầu về an toàn thông tin mạng nhiều hơn. Hiện nay có ít nhất hơn 3.000 hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước, hơn 1 triệu doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 26 triệu hộ gia đình và 100 triệu người dân cần được bảo vệ.

“Đây là một khối lượng công việc khổng lồ. Vì vậy việc bảo đảm an toàn không gian mạng là trách nhiệm phải chủ động vào cuộc của tất cả cơ quan, tổ chức, người dân, với nguyên tắc Thực sao - ảo vậy", ông Nguyễn Huy Dũng khẳng định.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ vọng, thông qua sự kiện này, mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân sẽ có thêm sẽ có thêm nhận thức và hành trang để từ đó tự tin thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số nhanh hơn.

“Một quốc gia không an toàn nếu không gian mạng của quốc gia đó không an toàn”, ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA nhận định.

Ông Hà Thế Phương, Tổng giám đốc CMC Cyber Security cho biết, đến với Hội thảo - Triển lãm Quốc tế ngày An toàn thông tin Việt Nam 2022, CMC muốn giới thiệu tới thị trường Hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin Made by CMC - Make in Việt Nam. Hệ sinh thái bao gồm các giải pháp, dịch vụ hướng tới mục tiêu giảm thời gian triển khai cho khách hàng và tối ưu được chi phí, nguồn lực mà khách hàng cần đầu tư. CMC là một trong những số ít doanh nghiệp Việt Nam tạo ra được một hệ sinh thái an toàn, an ninh thông tin với các giải pháp do CMC tự nghiên cứu phát triển.

56ddd877-1cbb-40b9-811a-0fd435c86037.jpeg

Gian hàng Tập đoàn CMC nhận được sự quan tâm của đông đảo khách tham quan

Theo đó, CMC mang tới nhiều sản phẩm, giải phá tới gian hàng, nổi bật với hệ thống CMC SOC – Trung tâm điều hành an ninh mạng thế hệ mới và CMC CIVAMS – Hệ thống nhận diện khuôn mặt thông minh.

Khách tham quan có thể trải nghiệm CMC CIVAMS ngay tại gian hàng, cũng như tìm hiểu kỹ hơn về CMC SOC với các dịch vụ và giải pháp về an toàn thông tin mạng đã được công nhận trong nước và quốc tế như CMDD – Giải pháp phòng chống mã độc đạt chứng chỉ VB100; CMC CryptoShield – Giải pháp phòng chống mã hóa dữ liệu; CMC Security Monitoring – Dịch vụ giám sát an ninh mạng; CMC Threat Hunting – Dịch vụ săn tìm mối đe dọa…

Phát biểu tại tọa đàm về "Vai trò của doanh nghiệp trong triển khai chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia", ông Hà Thế Phương, Tổng giám đốc CMC Cyber Security cho rằng việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng chất lượng cao hoàn toàn thuộc khả năng của các doanh nghiệp công nghệ như CMC, FPT nhưng việc tuyên truyền, phổ cập, nâng cao nhận thức, đưa sản phẩm tới tay người dân sẽ cần sự chỉ đạo và hỗ trợ nhiều mặt từ các cơ quan chức năng chính phủ như Bộ TTTT, Bộ KHCN…

Một trong những thế mạnh của Tập đoàn CMC là có đủ các công ty còn hoạt động trong ngành CNTT, từ viễn thông, tích hợp, bảo mật… tới gia công phần mềm. “Chúng tôi dễ dàng cung cấp tổng thể đối với nhiều loại nhu cầu lớn nhỏ khác nhau của các khách hàng hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau”, ông Phương chia sẻ khi được hỏi về thế mạnh của doanh nghiệp trong đầu tư vào thị trường An toàn thông tin.

fc6f9791-f83c-4532-9075-2221d3968483.jpeg

Ông Hồ Thanh Tùng (thứ ba từ phải vào), Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC tham dự Lễ ký kết thành lập Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng

Tại chương trình, ông Hồ Thanh Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC đã tham gia lễ ký kết thành lập Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng. CMC tham gia lễ ký kết với đại diện Cục An toàn thông tin, VNISA và 9 doanh nghiệp: VNPT, Viettel, MobiFone, TikTok, VNG, Cốc Cốc, BKAV và VNG.
Với thành phần bao gồm cơ quan nhà nước, Hiệp hội, các doanh nghiệp viễn thông, an toàn thông tin mạng và mạng xã hội, hy vọng Liên minh sẽ có đủ tri thức và công cụ kỹ thuật để làm góp phần bảo vệ người dân trên không gian mạng.

Theo Cục An toàn thông tin, sứ mệnh của Liên minh là thúc đẩy sự hợp tác giữa cơ quan nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và phổ biến kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin cho người dân khi tham gia sử dụng mạng. Từ đó, Liên minh giúp tạo dựng không gian mạng Việt Nam an toàn, giảm thiểu sự cố mất an toàn thông tin và tích cực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội số.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
​CMC tạo ấn tượng với Giải pháp An ninh An toàn thông tin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO