Những lưu ý khi dùng thẻ ATM gắn chip để tránh bị đánh cắp tiền

M.H| 23/03/2022 10:09
Theo dõi Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trên

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Trong quá trình sử dụng thẻ ATM gắn chip, chỉ cần một sơ suất nhỏ từ bạn cũng sẽ tiếp tay cho kẻ xấu đánh cắp tiền trong tài khoản bất cứ lúc nào.

Không đặt mật khẩu dễ đoán cho thẻ ATM gắn chip

Điều đầu tiên bạn nên chú ý là mật khẩu của thẻ ATM gắn chip bởi hầu hết các vụ trộm tiền trong tài khoản đều do kẻ xấu biết hoặc đoán được mật khẩu thẻ của bạn. Theo nghiên cứu về thói quen người dùng, hơn 73% các chủ tài khoản hay dùng các thông tin cá nhân như ngày sinh của bản thân, người thân cận hoặc dãy số trên CMND/CCCD và đôi lúc dùng cả các chuỗi số trùng nhau. Song, bạn thử nghĩ xem, xác suất để kẻ xấu chạm và mở được tài khoản của bạn khi nắm rõ thông tin với mớ mật khẩu dễ đoán trên là thấp hay cao? Chắc hẳn bạn cũng có câu trả lời cho mình rồi phải không nào. Bạn không nên đặt mật khẩu dễ đoán cho tài khoản ngân hàng của mình đâu nhé!

Ảnh: Sforum

Bảo vệ và đảm bảo thẻ thẻ ATM gắn chip an toàn

Sau khi nâng cấp lên thẻ ATM gắn chip, tùy vào ngân hàng và hạn mức thanh toán, người dùng hoàn toàn có thể thanh toán mà không cần nhập mật khẩu thẻ. Việc này được đánh giá khá tiện lợi đồng thời giúp hạn chế sự tiếp xúc thẻ qua tay người khác tránh bị mất thông tin. Song, việc này cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao khi thẻ rơi vào tay kẻ khác.

Sau khi thực hiện các giao dịch, hãy đảm bảo chắc chắn rằng đã cất kỹ thẻ ATM gắn chip của bạn vào một vị trí an toàn, đừng đánh rơi mất thẻ vì có thể chỉ vài phút sau, những con số trong tài khoản ngân hàng của bạn sẽ “bốc hơi” đấy! Bên cạnh đó, bạn cũng đừng nên đưa thẻ cho ai mượn hay nhờ rút tiền hộ. Trong trường hợp thanh toán bằng máy POS, tuyệt đối không đưa thẻ cho nhân viên thu ngân mang đi nơi khác nhé. Hãy bảo vệ và bảo quản kĩ thẻ ATM gắn chip!

Tránh để lộ thông tin, mật khẩu thẻ thẻ ATM gắn chip

Bạn cần tạo cho mình thói quen thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập Internet Banking, cũng như mã PIN thẻ ATM gắn chip. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng các tính năng lưu mật mã trên trình duyệt để đăng nhập tự động cho các lần sau đâu nhé vì kẻ xấu có thể dễ dàng truy cập vào vùng lưu mật khẩu trình duyệt và lấy mật khẩu của bạn đấy. Ngoài ra, bạn cần lưu ý khi rút tiền tại cây ATM nên dùng tay để che bàn phím, đồng thời kiểm tra kỹ khe đút thẻ, bàn phím xem có bị lỏng lẻo hay không nhé.

Cẩn thận với những giao dịch trực tuyến cùng thẻ ATM gắn chip

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao kéo theo hàng loạt các công nghệ số hỗ trợ người dùng, trong đó phải kể đến sự tiện lợi của các giao dịch trực tuyến. Song, bên cạnh sự tiện lợi, các giao dịch trực tuyến cũng tiềm ẩn các nguy cơ “xin tiền nóng” từ những kẻ lừa đảo trực tuyến. Khi giao dịch trực tuyến, bạn nên:

-Không trả lời các email lạ, không bấm vào các đường link không rõ ràng hoặc yêu cầu nhập thông tin cá nhân, thông tin thẻ ATM gắn chip.

-Nên gõ địa chỉ của ngân hàng điện tử chính thức trực tiếp vào trình duyệt khi giao dịch trực tuyến, không nên bấm vào đường link được gửi qua email hay các tin nhắn lạ. 

-Chỉ đăng nhập (username) và mật khẩu Internet Banking trên trang web chính thức của ngân hàng.

-Chỉ mua sắm, thanh toán trực tuyến tại những website uy tín, chính thức của các ngân hàng và các đơn vị bán hàng online đáng tin cậy có các hình thức bảo mật giao dịch cao. Trong bất kì trường hợp nào, bạn tuyệt đối không cung cấp các thông tin thẻ qua các trang mạng xã hội.

-Giữ bí mật thông tin bảo mật các dịch vụ ngân hàng. Không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP, mã PIN cho bất kỳ ai, kể cả khi họ tự xưng là nhân viên ngân hàng. (Ngân hàng không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin thẻ trong bất cứ trường hợp nào).

-Hạn chế sử dụng mạng wifi công cộng, wifi tại quán cà phê để truy cập vào tài khoản ngân hàng; luôn tải và cập nhật các phần mềm bảo mật, diệt virus, tường lửa mới nhất cũng như phiên bản mới nhất của các ứng dụng cung cấp bởi ngân hàng; luôn thoát khỏi các dịch vụ và ứng dụng của ngân hàng liên kết với dịch vụ ngân hàng điện tử và các website thương mại điện tử ngay sau khi hoàn thành phiên giao dịch.

Ảnh: Sforum

Đăng ký dịch vụ SMS Banking

Để cập nhật nhanh nhất tình trạng tài khoản ngân hàng của mình, chủ tài khoản nên đăng ký dịch vụ SMS Banking của ngân hàng cung cấp về số điện thoại. Nếu có bất cứ biến động nào đáng ngờ, ngân hàng sẽ nhắn tin nhắn thông báo đến chủ tài khoản ngay lập tức. Từ đó, bạn có thể phát hiện sớm các truy cập rút tiền trái phép trong tài khoản của mình và có các biện pháp, thông báo với ngân hàng để được hỗ trợ kịp thời trước khi quá muộn.

Lưu ý: Phí đăng ký dịch vụ SMS Banking của mỗi ngân hàng là khác nhau, bạn nên liên hệ với ngân hàng cung cấp để biết thêm thông tin chính xác.

Đóng/khóa thẻ ATM gắn chip ngay khi bị mất

Nếu như bạn đánh rơi, làm mất thẻ thì việc đầu tiên bạn cần làm là báo với ngân hàng để ngân hàng có thể đóng/khóa tài khoản của bạn lại tránh các giao dịch trái phép, thanh toán, rút tiền từ tài khoản của bạn.

Có các cách để đóng khóa thẻ đó là:

Cách 1: Bạn đến quầy giao dịch ngân hàng cấp thẻ gần nhất để yêu cầu nhân viên đóng tài khoản thẻ ATM gắn chip.

Cách 2: Khóa tài khoản thẻ chip bằng cách đăng nhập vào Internet Banking là cách hiện đại và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tiết kiệm được thời gian đi lại, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại là có thể hoàn thành giao dịch.

Cách 3: Gọi tổng đài để yêu cầu khóa tài khoản thẻ ATM gắn chip cũng là cách nhiều người lựa chọn bởi không phải mất thời gian đi lại.

Theo Sforum

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những lưu ý khi dùng thẻ ATM gắn chip để tránh bị đánh cắp tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO