Nhìn ra thế giới

Tăng trưởng GDP danh nghĩa của Nhật Bản vượt Trung Quốc lần đầu trong 47 năm

Đăng Tuấn 16/02/2024 20:44

Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng danh nghĩa hằng năm ước tính khoảng 12% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2022. Việc tăng trưởng kinh tế danh nghĩa chững lại đồng nghĩa các doanh nghiệp dù là nội địa hay nước ngoài cũng sẽ khó khăn.

5350_kinhte-trungquoc_20220811103258.png
Ảnh: Nikkei

Trong năm 2023, tổng GDP danh nghĩa của Nhật Bản rơi xuống dưới ngưỡng của Đức, Nhật Bản chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Tuy nhiên, từ góc độ khác, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đã cao hơn Trung Quốc lần đầu tiên trong khoảng nửa thế kỷ.

Theo ước tính về GDP lần đầu được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố vào ngày thứ Năm, tăng trưởng GDP danh nghĩa của quốc gia này năm 2023 cao hơn Trung Quốc lần đầu tiên từ năm 1977. Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng GDP danh nghĩa đạt 5,7% trong khi con số này với Trung Quốc chỉ là 4,6%.

Sự đảo chiều này cũng đánh dấu cho việc Nhật Bản đang lạm phát trở lại còn Trung Quốc đang trải qua tình trạng áp lực giảm phát gia tăng.

Theo công bố chính thức, GDP Trung Quốc tăng trưởng 5,2%. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 như vậy cao hơn hẳn so với con số 3% của năm 2022. Trong năm 2022, kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt đáng kể do chính sách Zero COVID-19 của chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng danh nghĩa chững lại, còn 4,6% trong năm 2023 từ mức 4,8% của một năm trước đó.

Kinh tế một số nước phát triển hàng đầu thế giới như Đức hay Nhật đều có mức tăng trưởng danh nghĩa trên 6% trong năm 2023, chính vì vậy kinh tế Trung Quốc trở thành ngoại lệ với việc tăng trưởng chững lại, tăng trưởng thực tế thấp hơn tăng trưởng danh nghĩa cho thấy áp lực giảm phát.

Nhu cầu nội địa tại Trung Quốc hiện vẫn trì trệ trong bối cảnh thị trường bất động sản trì trệ kéo dài, thị trường lao động đặc biệt khó khăn đối với người lao động trẻ.

Cùng lúc đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các cơ sở công nghiệp đã tăng mạnh, đẩy tăng nguồn cung ứng cũng như làm giảm áp lực giảm phát trong nội tại nền kinh tế.

Tính đến hết tháng 1/2024, chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc đã giảm so với cùng kỳ đến 4 tháng liên tiếp.

Chuyên gia thuộc tổ chức Moody's Investors Service, bà Lillian Li, khẳng định các biện pháp chính sách mà phía Bắc Kinh áp dụng trong những tuần gần đây đặt mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên kết quả thực tế còn chưa rõ ràng.

Bà Li nhấn mạnh: “Ảnh hưởng từ các biện pháp hỗ trợ lên GDP danh nghĩa sẽ còn phụ thuộc vào việc liệu các biện pháp, các gói kích cầu có làm gia tăng được niềm tin của thị trường và đẩy tăng nhu cầu theo cách bền vững nhất hay không”.

Áp lực giảm phát tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp diễn, hoặc thậm chí sẽ có thể trở nên tệ hại hơn, ảnh hưởng lên giá cả trên toàn cầu, tổ chức nghiên cứu độc lập Gavekal nhận định.

“Khi mà quá trình tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản, chính phủ Trung Quốc đang đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng của ngành sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai. Hoàn toàn có lý do để tin rằng Trung Quốc sẽ vẫn là yếu tố kéo giảm lạm phát trên toàn cầu trong những năm tới, bà Li phân tích.

Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng danh nghĩa hàng năm ước tính khoảng 12% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2022. Việc tăng trưởng kinh tế danh nghĩa chững lại đồng nghĩa các doanh nghiệp dù là nội địa hay nước ngoài cũng sẽ khó khăn.

Tổ chức S&P Global Ratings dự báo lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp niêm yết tại 7 nền kinh tế lớn khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand sẽ tăng trưởng thấp hơn 5% trong năm nay.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng trưởng GDP danh nghĩa của Nhật Bản vượt Trung Quốc lần đầu trong 47 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO