(thitruongtaichinhtiente.vn) - Sự nóng lên toàn cầu đang tác động mạnh mẽ đến tự nhiên và xã hội loài người. Do đó, điều chỉnh dòng chảy tài chính hướng tới các mục tiêu khí hậu quốc tế là điều cần thiết. Nhưng làm thế nào để biết liệu một danh mục đầu tư có phù hợp hay không?
|
Thụy Sĩ được biết đến là quốc gia đầu tiên trên thế giới đề ra một bộ tiêu chí minh bạch được quốc tế chấp nhận trong lĩnh vực đầu tư vào các cơ hội phù hợp với mục tiêu khí hậu: Thang điểm khí hậu Thụy Sĩ (Swiss Climate Scores).
Vào ngày 29/6/2022, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ công bố "Thang điểm khí hậu" lần đầu tiên. Chính phủ cũng khuyến nghị thị trường tài chính Thụy Sĩ áp dụng thang điểm này cho các khoản đầu tư tài chính và danh mục đầu tư của khách hàng.
Bằng cách này, khu vực tài chính có thể góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như sử dụng tính minh bạch liên quan đến khí hậu như một lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra, Thang điểm khí hậu Thụy Sĩ cung cấp thông tin cho các tổ chức đầu tư và tư nhân để có thể so sánh mức độ mà các khoản đầu tư tài chính tương thích với các mục tiêu khí hậu quốc tế, bao gồm các chỉ số phản ánh tình hình hiện tại của các công ty toàn cầu trong sản phẩm tài chính hoặc danh mục đầu tư, đồng thời cho thấy vai trò của các công ty này liên quan đến các mục tiêu khí hậu toàn cầu nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Bên cạnh đó, "Net Zero"- có nghĩa là đạt được sự cân bằng giữa carbon thải vào khí quyển và carbon loại bỏ khỏi khí quyển. Để đạt được mức Net Zero, cần phải cắt giảm lượng khí thải từ nhà cửa, giao thông, nông nghiệp và công nghiệp. Nói cách khác, các ngành này sẽ phải giảm lượng carbon thải vào khí quyển. Nhưng trong một số lĩnh vực, việc này sẽ quá phức tạp hoặc tốn kém để cắt giảm hoàn toàn lượng khí thải. Do đó, việc sử dụng Thang điểm Khí hậu Thụy Sĩ nhằm mục đích đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả hơn.
Các nhà đầu tư có thể đạt được nhiều cơ hội kinh tế trong quá trình chuyển đổi Net Zero, đồng thời đóng góp tốt hơn vào việc đạt được các mục tiêu về khí hậu.
|
Tại Lễ hội Fintech Singapore sắp tới, Thang điểm khí hậu Thụy Sĩ sẽ là một trong những tiêu điểm để thuyết phục cộng đồng quốc tế về vai trò tiên phong và minh bạch trong môi trường tài chính. Sau đây là 6 chỉ số của Thang điểm Khí hậu Thụy Sĩ:
Phát thải khí nhà kính: Bao gồm tất cả các nguồn phát thải khí nhà kính từ các công ty đầu tư (phạm vi 1-3), bao gồm phát thải liên quan đến các nhà cung cấp và sản phẩm. Tiếp xúc với các hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch: Có sự đồng thuận của giới khoa học về việc loại bỏ dần than và ngừng cấp vốn cho các dự án nhiên liệu hóa thạch mới. Các số liệu cho thấy tỷ lệ đầu tư vào các dự án này chiếm hơn 5% doanh thu từ các hoạt động kinh doanh. Các cam kết đã được xác minh đối với Net Zero: Các công ty đang ngày càng cam kết tự nguyện chuyển đổi Net Zero và đặt ra các mục tiêu tạm thời. Hiệu quả của các cam kết này phụ thuộc vào việc liệu các mục tiêu tạm thời có đáng tin cậy, dựa trên cơ sở khoa học và minh bạch hay không. Quản lý phát thải ròng bằng 0: Các tổ chức tài chính có thể đóng góp vào quá trình chuyển đổi Net Zero bằng cách điều chỉnh chiến lược đầu tư nhất quán với lộ trình khử cacbon ở mức 1,5°C. Quản lý khí hậu đáng tin cậy: Các tổ chức tài chính có thể đóng góp vào quá trình chuyển đổi Net Zero bằng cách tham gia vào các kế hoạch chuyển đổi dựa trên cơ sở khoa học đã được xác minh của bên thứ ba cho đến năm 2050. Khả năng nóng lên toàn cầu: Điều này sẽ xảy ra nếu các nền kinh tế toàn cầu đầu tư vào một số danh mục chưa đi đúng lộ trình khử cacbon ở mức 1,5°C, nhưng nỗ lực đóng góp tích cực vào các mục tiêu khí hậu bằng cách cải thiện sự liên kết giữa các công ty đầu tư có thể mang lại lợi thế lớn hơn cho nền kinh tế phát triển theo thời gian. |
Để đảm bảo Thang điểm khí hậu Thụy Sĩ tiếp tục thể hiện thông lệ tốt nhất về tính minh bạch trong tương lai, bắt đầu từ năm 2023, thang điểm này cần được đánh giá thường xuyên và điều chỉnh sao cho phù hợp với những nghiên cứu quốc tế mới nhất.
Trước đó, vào ngày 5/10/2022, dưới sự lãnh đạo của Hiệp hội Quản lý Tài sản Thụy Sĩ (AMAS) và Hiệp hội Tài chính Bền vững Thụy Sĩ (SSF), ngành Tài chính đã trình bày các đề xuất cụ thể và một khuôn mẫu về cách thức triển khai đơn giản, hiệu quả cũng như tính khả thi. Mẫu này dựa trên sự đồng thuận của các chuyên gia, cung cấp sẵn cho công chúng và người dùng các định nghĩa và tính toán cần thiết để hiểu rõ hơn báo cáo về các chỉ số được khuyến nghị.
Ngoài ra, các giải pháp sáng tạo cho an ninh năng lượng là một cơ hội lớn để thúc đẩy tài chính bền vững. Một trung tâm tài chính mạnh mẽ cam kết đầu tư vào các giải pháp năng lượng sáng tạo sẽ giúp chuyển đổi nguồn lực đến các nhà đổi mới năng lượng. Điều này rất quan trọng đối với môi trường tự nhiên cũng như đối với an ninh năng lượng.