Chứng khoán

Vướng phải tin tức khá "ồn ào" vụ sân bay Long Thành, CTD vẫn là cổ phiếu khỏe nhất ngành xây dựng

Mai Hương 29/11/2023 - 14:38

Từ đầu năm 2023, cổ phiếu CTD chỉ có 2 tháng giảm giá. Sau những tin tức khá "ồn ào" về sân bay Long Thành, thành tích của CTD cũng vượt xa các doanh nghiệp trong ngành.

ctd_gpza.jpg

Đánh bại chỉ số và là cổ phiếu mạnh nhất ngành xây dựng

So với chỉ số VN-Index, cổ phiếu CTD của Công ty CP Xây Dựng Coteccons đang vượt xa về thành tích tăng giá. Tính tới hết phiên ngày 27/11, CTD đã tăng tới 143% trong khi VN-Index chỉ tăng được hơn 8%.

Trong khi đó, ngay trong ngành xây dựng, nhiều cổ phiếu cũng có thành tích kém hơn so với CTD. Cụ thể, LCG (66%), VCG (41%), CII (30,72%) đều không tăng quá 100% trong khi HBC (-14,12%) thậm chí còn giảm giá so với cuối năm ngoái.

ctd1-671-4298.png

Như vậy, CTD hiện vừa là cổ phiếu đánh bại thành tích chỉ số và đồng thời cũng là mã khỏe nhất ngành xây dựng.

Với trạng thái kỹ thuật vẫn đang giữ nguyên sự tích cực, CTD có tiềm năng rướn thêm trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng vùng giá 60.000-61.000 đồng/cổ phiếu đang có sự hiện diện của kháng cự Fibonacci 61,8%. Nếu các chuyển động tích lũy diễn ra lành mạnh, CTD sẽ nới rộng thành tích đã có.

Đảm bảo nguồn công việc đều đặn trong 3 năm tới

CTD sở hữu lượng hợp đồng đã ký (backlog) ấn tượng, đạt 20.000 tỷ đồng tính đến hết 2023 trong khi giá trị backlog trung bình trong giai đoạn phát triển nhất của CTD từ 2015-2019 cũng chỉ đạt khoảng 20.600 tỷ đồng.

Nhưng kể từ năm 2023, CTD đã thay đổi cách tính backlog theo giá trị hợp đồng thực tế thay vì ghi nhận cả giá trị của MOU (biên bản ghi nhớ hợp tác) như giai đoạn trước. Vì vậy, giá trị backlog kể trên còn có thể lớn hơn nếu áp dụng cách ghi nhận như cũ.

Cùng với đó, cũng cần lưu ý môi trường cạnh tranh của ngành xây dựng đang rất gay gắt trong bối cảnh thị trường bất động sản mới đang ở đầu chu kỳ phục hồi nên nhiều chủ đầu tư vẫn đang gặp khó khăn về dòng tiền.

Khả năng ký mới của CTD được Công ty chứng khoán BSC đánh giá cao nhờ sở hữu tình hình tài chính lành mạnh. Tính đến cuối quý I/2024, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của CTD ở mức 14%, thấp nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết mảng xây lắp.

ctd2-6409-9864.jpg

Bên cạnh đó, lượng tiền và đầu tư ngắn hạn lớn (đạt 4.079 tỷ đồng, chiếm 20% tổng tài sản), giúp CTD có khả năng cung cấp các hợp đồng xây dựng với các điều khoản hỗ trợ chủ đầu tư, cũng như không cần phải phụ thuộc nhiều vào đòn bẩy tài chính để thực hiện dự án.

BSC cũng ghi nhận định hướng đẩy mạnh phát triển mảng xây dựng công nghiệp của CTD với nhiều dự án vốn FDI: LEGO (1 tỷ USD) hay gần nhất là Foxconn Bắc Giang (300 tỷ đồng). Cùng với chiến lược đẩy mạnh Repeat Sales - bán hàng lặp lại với các khách hàng cũ. BSC dự báo giá trị hợp đồng kí mới hàng năm của CTD duy trì ở mức 20.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2024-2026.

Năm 2024, BSC dự báo CTD ghi nhận doanh thu thuần đạt 17.027 tỷ đồng (+152%), LNST-CĐTS đạt 236 tỷ đồng (+354%), tương đương EPS dự phóng là 2.383 đồng/cổ phiếu.

ctd3-5629-8095.jpg

Riêng mảng xây lắp đạt doanh thu 17.000 tỷ đồng, nhờ ghi nhận 50% giá trị hợp đồng chuyển tiếp từ 2023 (20.000 tỷ đồng), và 35% giá trị hợp đồng ký mới (20.000 tỷ đồng). Biên lợi nhuận ròng của CTD có thể đạt 1,4%, tăng 0,6 điểm %, nhờ giảm trích lập dự phòng khoản phải thu xuống còn 94 tỷ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vướng phải tin tức khá "ồn ào" vụ sân bay Long Thành, CTD vẫn là cổ phiếu khỏe nhất ngành xây dựng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO