Agribank Chi nhánh Hà Giang tiên phong cùng sự đổi thay nơi mảnh đất địa đầu cực Bắc
Song Anh•17/03/2023 08:06
Agribank là ngân hàng đầu tiên có mặt phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa bàn tỉnh Hà Giang - tỉnh miền núi được coi là nghèo nhất trong cả nước.
“
Triển khai hiệu quả những chương trình hỗ trợ, cho vay ưu đãi theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, mang cơ hội mở mang sinh kế cho hàng ngàn hộ gia đình đồng bào nơi vùng đất đá tai mèo, góp phần tạo nên một thế hệ doanh nhân dân tộc thiểu số bắt “đất nghèo nở hoa” là những kết quả rất đáng tự hào của tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Giang (Agribank Chi nhánh Hà Giang).
Nhớ kỷ niệm những ngày đầu gian khó
Là ngân hàng đầu tiên có mặt phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa bàn tỉnh miền núi được coi là nghèo nhất trong cả nước, nhiệm vụ đặt ra cho các cán bộ Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh Hà Giang thời điểm hơn 30 năm về trước hết sức nặng nề.
Nền kinh tế của tỉnh lúc đó chủ yếu là sản xuất nông nghiệp theo hướng tự cung, tự cấp; sản xuất công nghiệp và thương mại – dịch vụ non yếu; giao thông đi lại khó khăn; thời tiết khắc nghiệt, nhận thức và trình độ dân trí còn rất nhiều hạn chế.
Những cán bộ ngân hàng nhiều năm kinh nghiệm của Hà Giang vẫn nhớ như in những ngày đầu đến với địa bàn. Đường sá xấu, phương tiện đi lại chủ yếu bằng ngựa và đi bộ. Lực lượng đã mỏng còn phải bám địa bàn rộng, nhiều xã cách trung tâm huyện gần 100 cây số. Đi cả ngày trời mới đến địa bàn được giao. Đến nhà dân làm việc chủ yếu bằng tiếng dân tộc, khi không muốn tiếp họ xua chó ra đuổi.
Lại có khi, đi làm việc, cán bộ phải ngủ lại nhà dân cả vài ngày, được dân quý mến, thấy cán bộ đến nhà là đồng bào tiếp đón bằng những bát rượu mới nấu thơm lừng mà uống vào cay đến xé họng. “Không uống là không thật cái bụng”, đồng bào nói.
“Cõng vốn lên non” mất nhiều công sức là vậy, giải ngân được khoản vay, quản lý khoản vay còn khó khăn gấp bội. Có nhiều bà con không biết đọc, biết viết, lại có người nhận tiền cho vay hỗ chợ chính sách xong là ghé vào chợ uống rượu cho đã. Khi cán bộ tới hỏi thì bảo “Tiền nhà nước cho, muốn làm gì thì làm”.
Tự hào tiên phong cùng những đổi thay nơi địa đầu tổ quốc
“Hà Giang, khác quá! Đồng Văn, đổi thay nhiều rồi!” lời trầm trồ của những người bạn đồng hành sau 6 năm mới có dịp trở lại Hà Giang khiến cho người lần đầu mới đến Hà Giang cũng có chung cảm nhận về những sự đổi thay ở vùng đất biên cương địa đầu cực Bắc tổ quốc – nơi những dãy núi đá tai mèo dựng đứng, nơi hoa đào, hoa mận nở chen trong đá.
Nghe nhận xét của những vị khách, ánh mắt của các cán bộ Agribank Chi nhánh Hà Giang ánh lên niềm vui và tự hào.
Anh Nguyễn Văn Kiên - Phó Phòng Kế hoạch Nguồn vốn Agribank Chi nhánh Hà Giang - từng có nhiều năm làm Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Đồng Văn, tươi cười bảo: Chuyện cưỡi ngựa tới nhà khách hàng chỉ còn là kỷ niệm thôi, giờ đây, đường sá được tu sửa, cải tạo thuận lợi nhiều rồi. Cán bộ ngân hàng tới với khách hàng ở các xã địa bàn vùng cao đã có thể ung dung cưỡi xe máy đến tận cửa.
Nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt đã xuất hiện ở vùng cao nguyên đá
Nhận thức của người dân với nguồn vốn ngân hàng cũng có nhiều thay đổi. Nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt đã xuất hiện ở vùng cao nguyên đá. Người dân biết vay vốn để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, phù hợp thổ nhưỡng vào trồng thay thế những cây lương thực kém hiệu quả. Những vườn cam, đồi chè đã xuất hiện nhiều ở những bản làng dân tộc góp phần phủ xanh vùng đất cao nguyên, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Nhiều hộ gia đình sửa chữa nhà cửa, xây dựng được cơ sở dịch vụ kinh doanh du lịch khang trang, phát triển mô hình doanh nghiệp nhỏ với đa dạng loại hình dịch vụ cũng là nhờ được nguồn tín dụng Agribank đồng hành. Đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn những gương mặt doanh nhân dân tộc thiểu số làm du lịch giỏi ở địa phương, biết sử dụng công nghệ để tăng hiệu quả kinh doanh.
Đồng vốn Agribank thật sự đã tiên phong mang tới những đổi thay cho nền kinh tế nông nghiệp, cho đời sống người dân nơi mảnh đất địa đầu cực Bắc của tổ quốc.
Nói như cô giáo Trần Thị Dự, giáo viên lớp 4 trường Tiểu học cơ sở Lê Lợi, Thành phố Hà Giang, người từng có 9 năm làm giáo viên cắm bản ở huyện Đồng Văn: Các anh chị cán bộ tín dụng có thể không nhớ chúng em, chứ chúng em thì mang ơn các anh chị nhiều lắm. Nhờ có các khoản vay, chương trình ưu đãi hỗ trợ từ các anh chị, mà những giáo viên cắm bản chúng em cứ yên tâm “gửi lương” ở Agribank để tích góp có được cuộc sống ổn định, có nhà khang trang, có xe máy để đi như hôm nay.
Không ngừng lớn mạnh
Những ngày đầu thành lập, Agribank chi nhánh Hà Giang có 15 điểm giao dịch; 1 hội sở; 9 chi nhánh cấp 2; 5 phòng giao dịch; vốn huy động quản lý chỉ có hơn 10 tỷ đồng; tổng dư nợ trên 5,4 tỷ đồng.
Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến nay số lượng phòng giao dịch, chi nhánh không thay đổi quá nhiều nhưng con số nguồn vốn huy động nội tệ và ngoại tệ do Agribank chi nhánh Hà Giang quản lý thì tăng trưởng vượt bậc. Như năm 2022 đạt trên 5.000 tỷ đồng, dư nợ đạt 7.000 tỷ đồng. Tổng số lao động tính đến ngày 31/12/2022 là 306 lao động; có 19 điểm giao dịch, trong đó có 11 chi nhánh loại 2 và 7 phòng giao dịch và Hội sở.
Số khách hàng của toàn hệ thống ghi nhận đến hết năm 2022 là trên 25.000 khách hàng. Tổng nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hà Giang chiếm 37,5 tổng nguồn vốn trên địa bàn. Các sản phẩm dịch vụ mới ngày càng phát triển và mang lại lợi ích cho khách hàng. Số tài khoản hiện có toàn tỉnh là trên 140.000 tài khoản.
Khiêm tốn khi nói về những kết quả đạt được, nhưng Giám đốc Nguyễn Trung Tuyến cũng không giấu tự hào chia sẻ: Agribank Chi nhánh Hà Giang là ngân hàng đầu tiên trong tỉnh Hà Giang được trang bị máy gửi, rút tiền tự động hay còn gọi là ATM đa chức năng Autobank (CDM). Việc triển khai CDM hiện nay là rất cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, là bước đột phá trong chiến lược tự động hóa các giao dịch ngân hàng, hướng tới ngân hàng số trong tương lai, đồng thời đây cũng là giải pháp công nghệ nhằm đẩy mạnh thực hiện Đề án không dùng tiền mặt của Chính phủ, của UBND tỉnh Hà Giang, hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm dịch vụ của Agribank.
Lãnh đạo huyện Vị Xuyên, Agribank Chi nhánh Hà Giang, Vị Xuyên cắt băng khai trương máy CDM thứ 3 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Tính đến nay trên toàn địa bàn đã có 26 máy ATM, trong đó 3 máy rút, gửi tiền tự động CDM. Các dịch vụ Mobile Banking, E-mobile banking, trả lương qua thẻ cho hơn 1.000 đơn vị, dịch vụ thu hộ tiền điện, nước cho gần 20.000 khách hàng ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú.
Cũng theo Giám đốc Nguyễn Trung Tuyến, bên cạnh làm tốt nhiệm vụ chuyên môn của một ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn, Agribank Chi nhánh Hà Giang còn là một trong những đơn vị đi đầu trong thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương như: hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo học giỏi; hỗ trợ trang thiết bị giáo dục, y tế; thăm hỏi, tặng quà, trợ cấp cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng …..
Nói về những mục tiêu đặt ra trong năm 2023 và thời gian tới, Giám đốc Nguyễn Trung Tuyến cho biết: Kinh tế địa phương phát triển, nhiệm vụ đặt ra cho Agribank Chi nhánh Hà Giang cũng ngày càng nhiều. Bên cạnh các thuận lợi cũng sẽ có không ít khó khăn đặt ra, phát huy truyền thống từ các thế hệ cán bộ đi trước, Agribank Chi nhánh Hà Giang quyết tâm giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn với các chỉ tiêu cụ thể như: tổng nguồn vốn huy động tăng từ 9%; tổng dư nợ tăng từ 8%; tổng doanh thu phí dịch vụ tăng từ 8%; dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên 97%, dư nợ xấu nội bảng không tăng so với đầu năm dưới 1%
Cuộc gặp gỡ và trò chuyện cùng người giám đốc vui tính và có tình yêu sâu sắc với Hà Giang Nguyễn Trung Tuyến và các cán bộ của Agribank Chi nhánh Hà Giang từ những cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm làm tín dụng như Kiên (Agribank chi nhánh Hà Giang), Cát (Agribank huyện Yên Minh), Huy (Agribank huyện Đồng Văn) tới những cán bộ trẻ giàu nhiệt huyết như Chinh (Agribank huyện Đồng Văn), Phương, Trung Anh, Khanh... (Agribank Chi nhánh Hà Giang) không hiểu sao đã để lại cho tôi một niềm tin tưởng sâu sắc về sự phát triển và lớn mạnh của Agribank Chi nhánh Hà Giang nói riêng và của tỉnh Hà Giang nói chung. Dù mỗi người có thời gian gắn bó với công việc, kinh nghiệm, điểm khởi đầu khác nhau nhưng ở họ đều có chung nhiệt huyết, niềm tin, tình yêu với công việc với con người, mảnh đất Hà Giang.
Sự phát triển của Agribank Chi nhánh Hà Giang song hành cùng với hành trình đầy nỗ lực của địa phương nơi vùng đất cực Bắc địa đầu tổ quốc, nơi đang không ngừng nỗ lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Trên hành trình đó, sự đóng góp của Agribank chi nhánh Hà Giang với vai trò chủ lực trên thị trường vốn và tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội hết sức to lớn.
Là một trong hàng ngàn chi nhánh của hệ thống Agribank trên toàn quốc, những ngày này, tập thể cán bộ Agribank Chi nhánh Hà Giang đang háo hức trong niềm vui và tự hào cùng hướng tới sự kiện kỷ niệm 35 năm thành lập ngân hàng. Những gì Agribank Chi nhánh Hà Giang làm được trong hơn 30 năm qua đã góp phần nhỏ bé vào thành tích chung trên chặng đường phát triển và lớn mạnh của toàn hệ thống Agribank.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của thitruongtaichinhtiente.vn.
Trong báo cáo “ASEAN và các chuỗi cung ứng toàn cầu” vừa công bố, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, nhằm thúc đẩy khả năng chống chịu trước những thách thức mới, các nền kinh tế trong ASEAN cần phải tăng cường vị thế của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sáng ngày 30/3, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học “Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng”. Hội thảo do Ban Khoa học của Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương (NHTW) phối hợp cùng các Chi đoàn: Viện Chiến lược Ngân hàng, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán, Hiệp hội Ngân hàng và Sở Giao dịch tổ chức.
Việc cho phép tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD nhận chuyển giao từ 30% lên 49% sẽ góp phần, tạo điều kiện thực hiện thành công phương án chuyển giao bắt buộc, góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, ổn định kinh tế, xã hội, không ảnh hưởng lớn đến an ninh tiền tệ ngân hàng.
Từ một nền kinh tế cận biên trong khu vực ASEAN, Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển công nghiệp mạnh mẽ và hiệu quả về mặt chi phí. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư đang tìm kiếm các thị trường mới để thúc đẩy tăng trưởng, mua hàng hoặc sản xuất sản phẩm – đặc biệt là ở châu Á – nên cân nhắc tiềm năng dài hạn của Việt Nam và nắm bắt các cơ hội tại thị trường này.
Các giải pháp thanh toán không tiền mặt không chỉ tiết kiệm thời gian, mà còn đóng góp quan trọng vào việc xây dựng bệnh viện 3 không: Không giấy tờ - không xếp hàng - không thanh toán bằng tiền mặt. Trong đó, thanh toán viện phí bằng định danh tài khoản giúp khách hàng quản lý thanh toán viện phí dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng.
Theo ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HOSE: HPG), tập đoàn đang phải tập trung toàn bộ nguồn lực cho dự án Dung Quất 2, do vậy HĐQT đưa ra phương án không chia cổ tức năm 2022.
Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt NAm - Vietcombank (1/4/1963 – 1/4/2023), thay mặt lãnh đạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng đã gửi thư chúc mừng đến Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên Vietcombank.
Ngày 29/3/2023, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng tài trợ vốn 300 triệu USD để hỗ trợ dự án năng lượng tái tạo giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Ngày 30/3/2023, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Tập đoàn Messe Frankfurt chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về tăng cường hợp tác trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Bằng tinh thần cảnh giác cao độ và nghiệp vụ vững vàng, cán bộ nhân viên Lienvietpostbank Quế Võ, Bắc Ninh đã kịp thời ngăn chặn, giúp khách hàng tránh được một vụ lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn.
Từ nay đến ngày 30/6, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho vay chỉ từ 10,5%/năm dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trên toàn quốc. Bên cạnh đó, khách hàng còn được miễn phí mở tài khoản thanh toán số đẹp lên đến 10 triệu đồng, được trải nghiệm miễn phí sản phẩm tài khoản thanh toán VB PRO trong vòng 3 tháng đầu sau khi mở tài khoản.
Trong báo cáo “ASEAN và các chuỗi cung ứng toàn cầu” vừa công bố, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, nhằm thúc đẩy khả năng chống chịu trước những thách thức mới, các nền kinh tế trong ASEAN cần phải tăng cường vị thế của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sáng ngày 30/3, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học “Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng”. Hội thảo do Ban Khoa học của Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương (NHTW) phối hợp cùng các Chi đoàn: Viện Chiến lược Ngân hàng, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán, Hiệp hội Ngân hàng và Sở Giao dịch tổ chức.
Theo ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HOSE: HPG), tập đoàn đang phải tập trung toàn bộ nguồn lực cho dự án Dung Quất 2, do vậy HĐQT đưa ra phương án không chia cổ tức năm 2022.
Ngày 29/3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) đến năm 2025.
Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt NAm - Vietcombank (1/4/1963 – 1/4/2023), thay mặt lãnh đạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng đã gửi thư chúc mừng đến Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên Vietcombank.
Tin hội viên - Trang Trần – Hồng Quang - 16:17 30/03/2023
Ngày 29/3/2023, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng tài trợ vốn 300 triệu USD để hỗ trợ dự án năng lượng tái tạo giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 307/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
"Thông điệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là giảm lãi suất, sắp tới sẽ điều hành giảm lãi suất tiếp một lần nữa. Từ cơ sở này, ngân hàng thương mại sẽ giảm lãi suất tuỳ theo năng lực tài chính của từng ngân hàng".
Ngày 30/3/2023, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Tập đoàn Messe Frankfurt chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về tăng cường hợp tác trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Từ một nền kinh tế cận biên trong khu vực ASEAN, Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển công nghiệp mạnh mẽ và hiệu quả về mặt chi phí. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư đang tìm kiếm các thị trường mới để thúc đẩy tăng trưởng, mua hàng hoặc sản xuất sản phẩm – đặc biệt là ở châu Á – nên cân nhắc tiềm năng dài hạn của Việt Nam và nắm bắt các cơ hội tại thị trường này.
Bằng tinh thần cảnh giác cao độ và nghiệp vụ vững vàng, cán bộ nhân viên Lienvietpostbank Quế Võ, Bắc Ninh đã kịp thời ngăn chặn, giúp khách hàng tránh được một vụ lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn.
Từ nay đến ngày 30/6, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho vay chỉ từ 10,5%/năm dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trên toàn quốc. Bên cạnh đó, khách hàng còn được miễn phí mở tài khoản thanh toán số đẹp lên đến 10 triệu đồng, được trải nghiệm miễn phí sản phẩm tài khoản thanh toán VB PRO trong vòng 3 tháng đầu sau khi mở tài khoản.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 29/3/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, các TCTD tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách này.
Các giải pháp thanh toán không tiền mặt không chỉ tiết kiệm thời gian, mà còn đóng góp quan trọng vào việc xây dựng bệnh viện 3 không: Không giấy tờ - không xếp hàng - không thanh toán bằng tiền mặt. Trong đó, thanh toán viện phí bằng định danh tài khoản giúp khách hàng quản lý thanh toán viện phí dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng.
Việc cho phép tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD nhận chuyển giao từ 30% lên 49% sẽ góp phần, tạo điều kiện thực hiện thành công phương án chuyển giao bắt buộc, góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, ổn định kinh tế, xã hội, không ảnh hưởng lớn đến an ninh tiền tệ ngân hàng.
Diễn biến điều tiết của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tháng 3 tiếp tục cho thấy thanh khoản của hệ thống vẫn rất dồi dào. Mặt khác, xu hướng lãi suất giảm sau khi hạ lãi suất điều hành được kỳ vọng sẽ giúp tăng trưởng tín dụng cải thiện.
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Ngân hàng Shinhan) chính thức ký hợp tác chiến lược cùng hệ thống Trường Quốc tế Canada Lào Cai (CIS Lào Cai) về việc xây dựng chương trình hỗ trợ học phí dành riêng cho học sinh Lào Cai, qua đó, khuyến khích hành trình lĩnh hội kiến thức của các em học sinh.
Ngày 29/3/2023, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Công ty Amazon Web Services (AWS) tổ chức Khoá đào tạo "Phân tích dữ liệu trong hoạt động ngân hàng" với những chia sẻ từ các chuyên gia tới từ AWS.
Ngày 28/3/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 300/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.
Gửi bình luận