Nhìn ra thế giới

Chuyên gia: SVB sụp đổ không đe dọa sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Mỹ

H.Y 12/03/2023 7:00

Ngân hàng Silicon Valley (SVB) đã bị các nhà quản lý tiếp quản vào thứ Sáu (10/3). Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất của Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 khi ngân hàng này không thể huy động vốn mới sau khi nguồn tiền gửi cạn kiệt do bị rút ra ồ ạt.

Trong một lưu ý cho khách hàng, nhà phân tích Jaret Seiberg của TD Cowen đã viết, sự thất bại của ngân hàng không gây rủi ro lây lan, lưu ý rằng sự thất bại là do mô hình kinh doanh của bản thân SVB hơn là các vấn đề thuộc về hệ thống ngân hàng.

Seiburg viết: "Chúng tôi không coi đây là khởi đầu của một mối đe dọa lớn hơn đối với sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. "Giống như Silvergate (SI), SVB có một mô hình kinh doanh riêng, ít phụ thuộc vào tiền gửi bán lẻ như ngân hàng truyền thống. Điều này khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất nhiều hơn khi nguồn vốn trở nên đắt đỏ hơn, nhưng tài sản không được tái định giá cao hơn."

Seiburg nói rằng sự thất bại của SVB dường như là một sự thất bại ngân hàng điển hình giống như những gì đã thấy trong cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay của những năm 1980. Thay vì tập trung vào bất động sản, ngân hàng tập trung vào ngành công nghệ. Seiburg cho biết ông hy vọng các cơ quan quản lý sẽ sửa đổi các quy định về thanh khoản để đối phó với sự thất bại này.

Các cơ quan quản lý của bang California đã tịch thu tài sản của SVB, ngân hàng có trụ sở tại Santa Clara và chỉ định Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) làm đơn vị tiếp nhận, nghĩa là FDIC sẽ có thể bán bớt tài sản và trả lại tiền cho những người gửi tiền được bảo hiểm.

SVB đã trở thành ngân hàng lớn nhất Mỹ phá sản kể từ trường hợp của Washington Mutual xảy ra vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 để trở thành vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên phá sản kể từ năm 2020.

Hồi đầu tuần này, Silvergate Capital đã thông báo với các nhà đầu tư rằng họ sẽ thanh lý và ngừng hoạt động sau khi các khoản tiền gửi tập trung vào tiền mã hóa của ngân hàng bị rút ra ồ ạt và dẫn đến tổn thất nặng nề cho ngân hàng. Cùng ngày Silvergate công bố kế hoạch của mình, SVB Financial, công ty mẹ của Ngân hàng  Silicon, cũng công bố kế hoạch một đợt tăng vốn mà cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng.

Đầu giờ ngày 10/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, bà Yellen phát biểu trong một phiên điều trần trước Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện: "Có những diễn biến gần đây liên quan đến một số ngân hàng mà tôi đang theo dõi rất cẩn thận và khi các ngân hàng gặp tổn thất tài chính thì đó phải là một vấn đề cần quan tâm. "

Chưa đầy hai giờ sau những bình luận của bà Yellen, FDIC đã tiếp quản SVB.

Dennis Kelleher, Giám đốc điều hành của Better Markets, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ cải cách tài chính, cho biết trong một tuyên bố rằng sự thất bại của SVB sẽ gây ra sự lây lan và khiến nhiều ngân hàng sụp đổ hơn.

Ông Kelleher cho biết: “Tình trạng của SVB xấu đi nhanh đến mức không thể kéo dài thêm 5 giờ nữa. Điều này được thúc đẩy bởi các chính sách của Ngân hàng Dự trữ Liên bang kể từ khủng hoảng năm 2008, nhưng đặc biệt là gần đây do tốc độ và mức độ tăng lãi suất… Các ngân hàng đơn giản là không có thời gian để định vị lại bảng cân đối kế toán và danh mục đầu tư của họ."

Thành viên cao cấp của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Maxine Waters (D-CA) đã triệu tập một cuộc họp giao ban lưỡng đảng các nhà lập pháp của ủy ban vào chiều thứ Sáu cùng với các quan chức của Ngân hàng Dự trữ Liên bang và FDIC để hiểu rõ hơn về tình hình.

Ông Waters cho biết: “Tôi rất lo lắng về sự thất bại của Ngân hàng Silicon Valley, ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ đổ vỡ”.

Chứng khoán giảm mạnh vào thứ Sáu sau tin tức này với cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực đặc biệt khi Chỉ số ngân hàng KBW Nasdaq (^BKX) giảm 3,9% trong khi chỉ số KRE của S&P theo dõi các công ty nhỏ hơn trong khu vực giảm 4,4%.

Cổ phiếu của SVB Financial – công ty mẹ của SVB, đã giảm 60% vào thứ Năm và giảm thêm 62% trước khi thị trường mở cửa vào thứ Sáu. Cổ phiếu này vẫn bị tạm dừng giao dịch trong ngày thứ Sáu.

Cuối tuần trước, vốn hoá của SVB là 16,8 tỷ USD, nhưng sau làn sóng bán tháo ngày 9/3, ngân hàng chỉ còn trị giá 6,3 tỷ USD.

(Nguồn: Yahoo Finance)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyên gia: SVB sụp đổ không đe dọa sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO