(thitruongtaichinhtiente.vn) - Được thực hiện vào tháng 4/2022, Khảo sát bền vững dinh dưỡng tại Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã khảo sát 5.500 người tiêu dùng trong độ tuổi từ 18 đến 75 tại 11 thị trường châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Úc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Công ty dinh dưỡng hàng đầu toàn cầu, Herbalife Nutrition, mới đây đã công bố các kết quả của Khảo sát Dinh dưỡng Bền vững tại Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đáng chú ý, kết quả cho thấy, khoảng 4/5, người tiêu dùng ở Việt Nam cho rằng họ đã trải qua những tác động của biến đổi khí hậu (79%) và nhận ra tầm quan trọng của sự bền vững cho môi trường khi đưa ra các quyết định liên quan đến dinh dưỡng (92%).
Mục đích của cuộc khảo sát là để thấy được quan điểm rõ ràng của người tiêu dùng về dinh dưỡng bền vững, các hành động liên quan đến dinh dưỡng có tính bền vững cho môi trường mà họ định thực hiện, và tầm quan trọng của các nỗ lực phát triển bền vững của các công ty dinh dưỡng.
|
Những người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho rằng tính bền vững đối với môi trường là quan trọng, các mối quan tâm hàng đầu của họ khi mua một sản phẩm dinh dưỡng là “lượng chất thải tạo ra” (69%) và “số lượng / chất liệu bao bì của sản phẩm” (63%). Ngoài ra, 3/4 (77%) số người được hỏi cho rằng khả năng tái chế của bao bì đóng gói là tiêu chí quan trọng trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến dinh dưỡng.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy gần 95% người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các lựa chọn dinh dưỡng hỗ trợ hoặc thúc đẩy tính bền vững đối với môi trường, cao nhất Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ở các nhóm nhân khẩu học khác nhau, người thuộc thế hệ Z và Millennials - từ 18-41 tuổi - (80%) có nhiều khả năng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các lựa chọn dinh dưỡng bền vững, so với người thuộc thế hệ Gen X và Boomers – từ 42 tới 75 tuổi - (76%). Khi được hỏi về việc họ sẽ sẵn sàng trả thêm bao nhiêu, 68% cho biết khoảng từ 1% đến 10%, trong khi 22% sẵn sàng trả thêm từ 11% đến 15%.
Ông Stephen Conchie, Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc Điều hành của Herbalife Nutrition châu Á - Thái Bình Dương và Trung Quốc, cho biết: “Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta; và điều này thúc đẩy người tiêu dùng khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương coi trọng hơn tính bền vững đối với môi trường trong các quyết định liên quan đến dinh dưỡng của mình. Chúng tôi đặc biệt quan tâm về sự cấp bách của biến đổi khí hậu và luôn nỗ lực đóng góp vào việc bảo vệ hành tinh cho tương lai; như phát huy sức mạnh của protein và các thành phần có nguồn gốc thực vật trong những sản phẩm của mình, tiết giảm việc sử dụng nhựa và bao bì, cũng như tăng cường nỗ lực tái chế qua việc phát động cuộc thi tái chế Thử thách Simply Recycle tại Khu vực châu Á - Thái Bình Dương.”
“Cuộc thi tái chế Thử thách Simply Recycle là một sáng kiến hoàn toàn mới nhằm kêu gọi mạng lưới các thành viên độc lập rộng khắp của chúng tôi tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng tham gia tái chế các vỏ hộp sản phẩm Herbalife Nutrition đã qua sử dụng. Sáng kiến này cũng là một phần đóng góp vào mục tiêu trách nhiệm Toàn cầu của chúng tôi: tạo ra 50 triệu tác động tích cực nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập công ty vào năm 2030,” ông Conchie chia sẻ.
Một số kết quả đáng chú ý khảo sát thu được như sau, gần như toàn bộ (97%) người tiêu dùng tại Việt Nam cho biết họ có ý định đưa ra nhiều lựa chọn dinh dưỡng mang tính bền vững với môi trường hơn trong 12 tháng tới. Các hành động chủ yếu mà họ dự định thực hiện bao gồm: Chọn các sản phẩm dinh dưỡng sử dụng ít bao bì hoặc sử dụng bao bì mang tính bền vững đối với môi trường (72%); Lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng được trồng, có nguồn gốc và được sản xuất một cách bền vững (68%); Lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng được sản xuất bởi các doanh nghiệp có cam kết rõ ràng về tính bền vững đối với môi trường (67%); Giảm lượng chất thải tạo ra từ các lựa chọn dinh dưỡng của bản thân (64%); Tiêu thụ nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật thay cho thực phẩm có nguồn gốc động vật (63%).
Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng 8 trên 10 (81%) người tiêu dùng Việt Nam cảm thấy việc các doanh nghiệp dinh dưỡng phải cung cấp các lựa chọn thực phẩm thay thế có nguồn gốc từ thực vật vô cùng quan trọng. Hơn nữa, theo quan điểm của những người có ý định tiêu thụ nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn trong 12 tháng tới, 76% cho biết họ muốn cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của bản thân, trong khi 70% tin rằng các lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật mang tính bền vững hơn đối với môi trường.
Người tiêu dùng Việt Nam đã chia sẻ về việc bên nào sẽ nắm vai trò lớn nhất trong việc tạo điều kiện cho các lựa chọn dinh dưỡng bền vững với môi trường. 37% cho biết người tiêu dùng có vai trò lớn nhất, 34% cho rằng vai trò này thuộc về chính phủ và 29% cho rằng đó là vai trò của các doanh nghiệp như công ty dinh dưỡng. Điều này cho thấy rằng tất cả các bên đều có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào mục tiêu dinh dưỡng bền vững.
Điều đáng hoan nghênh nhất là hầu hết (96%) người được hỏi cảm thấy rằng chương trình tái chế của một công ty dinh dưỡng sẽ khuyến khích họ hỗ trợ các sáng kiến phát triển bền vững của công ty, cho thấy doanh nghiệp có thể đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy người tiêu dùng cùng hành động chống lại biến đổi khí hậu..