Tổng sản lượng của OPEC+ ước tính khoảng 43 triệu thùng dầu/ngày, như vậy trong năm vừa qua, tổng mức cắt giảm sản lượng ước tính khoảng 5 triệu thùng dầu/ngày.
Nhóm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh đã đồng ý cắt giảm sản lượng tự nguyện tổng số 2,2 triệu thùng dầu/ngày từ đầu năm tới. Saudi Arabia sẽ dẫn đầu nỗ lực cắt giảm sản lượng lần này.
Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu toàn cầu giảm ước tính khoảng 2%, một phần bởi việc cắt giảm sản lượng diễn ra tự nguyện và cũng bởi các nhà đầu tư trên thị trường đã kỳ vọng về những mức cắt giảm sản lượng sâu hơn.
Saudi Arabia, Nga và một số nước thành viên khác thuộc OPEC+, nhóm nước cung cấp khoảng hơn 40% sản lượng dầu toàn cầu đã có cuộc họp trực tuyến để bàn về vấn đề sản lượng trong ngày thứ Năm.
“Phản ứng của thị trường cho thấy tâm lý mất niềm tin vào hiệu quả của các đợt cắt giảm sản lượng”, chuyên gia phân tích thuộc JP Morgan – ông Christyan Malek nhấn mạnh.
Tuy nhiên, cũng theo ông Malek, việc đặt ra một khung để cho mỗi nước thành viên tự cắt giảm sản lượng cho thấy việc thiếu niềm tin và kết nối giữa các nước thành viên.
Nhóm các nước OPEC+ bàn đến vấn đề sản lượng của năm 2024 trong bối cảnh thị trường đương đầu với tình trạng thừa cung và chương trình cắt giảm sản lượng ước tính 1 triệu thùng/ngày của Saudi Arabia dự kiến kết thúc vào tháng sau.
Tổng sản lượng của OPEC+ ước tính khoảng 43 triệu thùng dầu/ngày, như vậy trong năm vừa qua, tổng mức cắt giảm sản lượng ước tính khoảng 5 triệu thùng dầu/ngày. OPEC+ đưa ra biện pháp cắt giảm sản lượng mạnh tay như vậy để bình ổn giá dầu và ổn định tình hình thị trường.
Theo quyết định mới nhất, tổng mức cắt giảm sản lượng ước tính 2,2 triệu thùng dầu/ngày từ 8 nước. Trong số này có bao gồm mức cắt giảm sản lượng tự nguyện 1,3 triệu thùng dầu/ngày của Saudi Arabia và Nga. Nga giảm sản lượng 200.000 thùng/ngày còn lại chia đều với những nước thành viên còn lại.
Saudi Arabia, Nga, UAE, Iraq, Kuwait, Kazakhstan và Algeria thuộc nhóm các nước sản xuất công bố việc cắt giảm sản lượng sẽ được điều chỉnh lại ngay sau quý đầu tiên tùy theo điều kiện của thị trường.
OPEC+ hiện tập trung vào việc giảm sản lượng khi mà giá giảm từ mức gần 98 USD/thùng vào cuối tháng 9/2023, cùng lúc đó xuất hiện nhiều nỗi lo về kịch bản tăng trưởng kinh tế suy giảm trong năm 2024 và nguồn cung dầu thừa.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào tháng này công bố dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2204 sẽ chững lại bởi giai đoạn phục hồi cuối cùng của nền kinh tế sau đại dịch chững lại, các chương trình tiết kiệm năng lượng có những bước đột phá và nhiều yếu tố cấu trúc thay đổi.
OPEC+ mới đây đã mời thêm Brazil, nước xuất khẩu dầu thuộc nhóm top 10 của thế giới, trở thành thành viên của nhóm. Bộ trưởng Năng lượng Brazil cho biết sẽ gia nhập từ tháng 1/2023.
Việc mức cắt giảm sản lượng cụ thể không được đề cập đến trong thông báo chính thức sau cuộc họp của OPEC+ khiến cho nhiều nhà đầu tư tin rằng việc cắt giảm sản lượng chỉ diễn ra tự nguyện và không phụ thuộc vào ràng buộc chính thức nào. Hạn mức cho từng nước áp dụng riêng rẽ và dựa trên cơ sở tự quyết.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai hạ hơn 2% xuống 75,96 USD/thùng trên thị trường New York. Còn trên thị trường London, giá dầu Brent đóng cửa ở mức 82,83 USD/thùng.
Dù rằng đã có việc giảm sản lượng, giá dầu thô hiện vẫn thấp hơn 20% so với ngưỡng cao của năm 2023 được thiết lập vào cuối tháng 9/2023. Giá dầu giảm trong thời gian gần đây khi nhu cầu chững lại và nguồn cung tăng lên.