Doanh nghiệp

Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

Uyên Phương 05/02/2024 16:30

Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Trong những ngày tất bật chuẩn bị đơn hàng xuất khẩu cận Tết, Võ Thành Vin (Trưởng ban Phát triển Thị trường quốc tế Vinamilk) không giấu được niềm tự hào trong ánh mắt khi cùng với đội nhóm kinh doanh quốc tế góp phần khai phá thị trường xuất khẩu thứ 60 cho Vinamilk. Nicaragua không quá khắt khe về hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng lại khá phức tạp về các thủ tục, chứng từ nhập khẩu. Vin cùng phòng Kinh doanh Quốc tế phải mất nhiều tháng ròng theo đuổi mới mở được cánh cửa vào quốc gia lớn nhất Trung Mỹ.

“Mỗi lần nhìn thấy các sản phẩm Vinamilk được đặt lên kệ siêu thị của các nước, chúng tôi cảm thấy mọi nỗ lực đều xứng đáng. Đối với chúng tôi, đó không chỉ là câu chuyện kinh doanh của một doanh nghiệp, mà còn là niềm tự hào khi góp phần đưa hàng Việt ra quốc tế”, chàng trai 9x bày tỏ.

Cũng chính niềm tự hào đó đã thôi thúc Vin đăng ký ứng tuyển vào chương trình Quản trị viên tập sự đầu tiên của Vinamilk cách đây gần 10 năm. Vin kể, trong thời gian tham gia chương trình trao đổi du học sinh tại Mỹ, anh vô tình bắt gặp sản phẩm Vinamilk trên kệ siêu thị tại thị trường tiêu dùng lớn hàng đầu thế giới. Hình ảnh ấy đã bùng lên trong anh tình yêu mạnh mẽ với thương hiệu sữa vốn đã quen thuộc với người Việt. Qua tìm hiểu, anh nhận thấy môi trường làm việc của Vinamilk khá phù hợp với bản thân khi tạo điều kiện cho người trẻ học tập và phát triển liên tục; được trao cơ hội thể nghiệm những cái mới…

“Với sinh viên chúng tôi ngày ấy, trở thành người Vinamilk là một ước mơ lớn. Đến tận bây giờ mỗi lần nói mình đang làm việc tại Vinamilk, người đối diện vẫn bảo có thể cảm nhận sự tự hào trong lời giới thiệu của tôi”, Vin nói thêm.

anh-4d.png
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

Thu nhập không phải luôn là ưu tiên hàng đầu

Các khảo sát về thị trường nhân sự chỉ ra rằng, tác động của COVID-19 cùng những biến động của tình hình thế giới đã góp phần thúc đẩy những thay đổi trong xu hướng tìm kiếm việc làm cũng như kỳ vọng của người lao động. Mặc dù chế độ lương thưởng vẫn là những yếu tố được ưu tiên hàng đầu khi tìm kiếm một công việc mới, nhưng người lao động đang dành sự quan tâm nhiều hơn cho các vấn đề như: chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội thăng tiến trong công việc, cơ hội học tập và phát triển, định hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp…

“Có 3 chữ dám mà tôi tin, dù ở hoàn cảnh nào, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng để vững bước trên con đường chinh phục người lao động thời đại mới”, bà Tiêu Yến Trinh – CEO Talentnet – đúc kết. 3 chữ dám mà bà nhắc đến bao gồm: dám bước ra vùng an toàn, dám từ bỏ những thói quen cũ để đổi mới và dám kiến tạo, mở rộng tầm nhìn để tạo ra giá trị cho con người và xã hội.

“Và tôi muốn nhấn mạnh vào chữ dám thứ 3. Doanh nghiệp cần mở rộng tầm nhìn và tạo giá trị, từ đó nâng cao trải nghiệm, chất lượng cuộc sống cho người lao động và cộng đồng”, nữ chuyên gia tư vấn nhân sự nhận định.

Đồng tình với quan điểm này, anh Đỗ Hồng Quảng - Nhân viên kỹ thuật cơ điện, tự động hóa và thực hiện dự án – cho biết, thu nhập ổn định từng là yếu tố anh cân nhắc khi quyết định gia nhập Vinamilk. Nhưng chắc chắn lương thưởng không phải là điều quan trọng nhất giữ chân một nhân sự gần 2 thập niên.

“Văn hóa làm việc tích cực, khuyến khích nhân viên chia sẻ ý tưởng với nhau. Khi có một đề xuất mới, mọi người không lập tức nói không mà sẽ nghiên cứu cẩn thận, tìm mọi cách để có thể đưa một ý tưởng tốt thành hiện thực. Đó chính là lý do níu chân tôi ở lại Vinamilk, dù nhận được nhiều lời mời với đãi ngộ tốt hơn”, anh Quảng chia sẻ.

Môi trường làm việc tốt nhất là nơi phù hợp nhất với mỗi người

“Môi trường làm việc tốt nhất là nơi phù hợp nhất với từng người lao động”, bà Bùi Thị Hương – Giám đốc Điều hành Nhân sự, Hành chính và Đối ngoại của doanh nghiệp nhiều năm liền giữ vị trí số 1 trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam – cho biết. “Tại Vinamilk, chúng tôi luôn nỗ lực để tạo ra môi trường mà nhân viên có thể liên tục nâng cao trình độ và phát huy các giá trị của bản thân”, bà Hương nói thêm.

Ngay từ khi gia nhập Vinamilk, người lao động đã được tham gia chương trình hội nhập và trải nghiệm cho nhân viên mới. Thông qua các chương trình như: Hành trình khám phá trang trại và nhà máy cho nhân viên mới, cùng nhau xông pha bán hàng… nhân sự mới có thể hiểu rõ hơn về văn hóa công ty cũng như xây dựng tình yêu với thương hiệu.

Trong năm 2023, “ông lớn” ngành sữa đã tổ chức 584 khóa đào tạo về quản lý chất lượng, chính sách, kỹ năng, tư duy… thu hút sự tham gia của 28.000 lượt nhân viên. Ước tính, tổng thời gian đào tạo nội bộ tại Vinamilk lên đến 300.000 giờ, tương đương với thời gian đọc 75.000 quyển sách 200 trang. Ngoài ra, công ty cũng liên tục tài trợ cho người lao động tham gia chương trình tập huấn, workshop của các tổ chức danh tiếng như Đại học Bách khoa, KPMG, TikTok, Tetra Pak… hay các đơn vị truyền thông tiếp thị top đầu thế giới.

Để khuyến khích nhân viên tiếp tục nâng cao năng lực, doanh nghiệp còn tổ chức nhiều chương trình trao tặng học bổng có giá trị như Học bổng toàn phần chương trình Lãnh đạo Khai phóng của Trường Doanh nhân PACE, Học bổng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Tiêu biểu (MBA Talent 2024), Học bổng Phát triển Năng lực Lãnh đạo của Học viện FMIT…

Cùng với đó, các hoạt động thể thao, nghệ thuật hay chương trình du lịch cho thành viên gắn bó lâu năm… tạo môi trường giao lưu, chia sẻ giữa các đơn vị/phòng ban, cũng như tăng gắn kết giữa nhân viên với công ty.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO