Thứ Ba, 8/7/2025
Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Thời gian qua, tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh Thu) có nhiều giải pháp thu doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương, hình thành vùng sản xuất tập trung, có quy mô và liên kết bền vững. Nhờ đó, hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đã tập trung nhiều giải pháp đồng bộ đẩy mạnh huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội để tạo lực đẩy tăng trưởng tín dụng.
Số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Khu vực 12 cho thấy, đến cuối tháng 5/2025, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn 5 tỉnh Đông Nam Bộ, gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh ước đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 3,7% so với đầu năm nay.
Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế ước đạt hơn 487,9 nghìn tỷ đồng, tăng gần 17,7% so với đầu năm nay. Tiền gửi dân cư ước đạt hơn 571,7 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, huy động từ kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá ước đạt hơn 14,7 nghìn tỷ đồng…
Đặc biệt, 5 tỉnh Đông Nam Bộ đã triển khai có hiệu quả các chuỗi giá trị của từng ngành hàng; nhân rộng các mô hình trồng trọt hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; đa dạng hóa sản phẩm, thị trường tiêu thụ; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vật tư nông nghiệp; triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Từ đó ngành Ngân hàng Khu vực 12 đã mạnh dạn thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân tiếp cận vốn vay dễ dàng thuận lợi.
Ông Tạ Thành Long, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 12 chia sẻ, đến tháng 5/2025, tổng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức tín dụng trên địa bàn 5 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh ước đạt hơn 668 nghìn tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn các tỉnh trong khu vực, với tỷ lệ hơn 33,5%.
Thời gian qua, ngành Ngân hàng tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ chú trọng ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, các lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, các lĩnh vực ưu tiên nguồn vốn tín dụng, gồm: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tại Đồng Nai, dư nợ cho vay về các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa... chiếm tỷ lệ cao so với dư nợ cho vay các lĩnh vực này trong khu vực 12.
Tiếp nối định hướng đó, ông Tạ Thành Long cho biết, Ngân hàng Khu vực 12 sẽ tiếp tục thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi, tập trung vào các lĩnh vực then chốt như xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, tiếp tục mở rộng cho vay tiêu dùng và hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể - những lực lượng quan trọng trong nền kinh tế tư nhân.
Đáng chú ý, tín dụng ngân hàng là một trong những “đòn bẩy” quan trọng giúp người dân vùng nông thôn, miền núi cải thiện đời sống và phát triển kinh tế. Những năm qua, việc các tổ chức tín dụng chú trọng mở rộng mạng lưới đến các vùng sâu, vùng xa không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, mà còn thể hiện tinh thần đồng hành, sẻ chia với cộng đồng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tài chính toàn diện mà Chính phủ đang hướng tới.