Chương trình PepsiCo Greenhouse Accelerator APAC năm 2024 - chủ đề “Phát triển bền vững” sẽ chọn tối đa 10 ứng viên xuất sắc nhất có cơ hội nhận khoản tài trợ 20.000 đô la Mỹ cũng như sự cố vấn từ các chuyên gia đầu ngành của PepsiCo. Người chiến thắng sẽ nhận khoản tài trợ 100.000 đô la Mỹ và sẽ được công bố khi chương trình kết thúc vào tháng 9/2024.
PepsiCo vừa thông báo ra mắt chương trình Greenhouse Accelerator lần thứ hai tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Tiếp nối thành công của chương trình trước, PepsiCo mong muốn tạo nên tác động lớn hơn đến ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) trong khu vực thông qua việc hợp tác và hỗ trợ các doanh nhân đang phát triển các giải pháp đổi mới về nông nghiệp bền vững, hành động chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế tuần hoàn.
Chương trình Greenhouse Accelerator APAC – chủ đề “Phát triển bền vững” là một sáng kiến nhằm hợp tác với các doanh nhân trong khu vực, những người có tinh thần đổi mới, thúc đẩy mục tiêu đạt net zero vào năm 2040. Là một phần của chương trình, PepsiCo sẽ lựa chọn tối đa 10 ứng viên xuất sắc nhất có cơ hội nhận khoản tài trợ 20.000 đô la Mỹ cũng như sự cố vấn từ các chuyên gia từ đội ngũ lãnh đạo và quản lý của PepsiCo. Người chiến thắng sẽ nhận phần thưởng trị giá 100.000 đô la Mỹ và sẽ được công bố tại Thái Lan vào tháng 9 năm 2024.
Đăng ký tham dự chương trình năm 2024 hiện đã mở và các doanh nghiệp khởi nghiệp trong khu vực APAC có các giải pháp về bao bì bền vững, hoạt động chống biến đổi khí hậu và nông nghiệp bền vững đều có thể đăng ký tham gia. Các giải pháp sẽ được lựa chọn dựa trên mức độ sáng tạo, khả năng nhân rộng mô hình kinh doanh, tính độc đáo, tiềm năng đột phá và sứ mệnh thúc đẩy giảm phát thải và sự tuần hoàn.
“Tiếp nối thành công mà chúng tôi đạt được vào năm 2023, chúng tôi rất tự hào ra mắt chương trình Greenhouse Accelerator lần thứ hai tại khu vực APAC. Năm ngoái, chúng tôi đã triển khai 7 dự án mang tính thí điểm, mỗi dự án đều đóng góp cho các mục tiêu phát triển bền vững của chúng tôi cũng như thể hiện sức mạnh của sự hợp tác. APAC là khu vực trọng điểm cho các sáng kiến công nghệ ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm và với việc có thêm các đối tác mới, chúng tôi hướng đến mục tiêu tiếp tục tạo nên các ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái thực phẩm”, ông Wern-Yuen Tan, Giám đốc điều hành khu vực APAC tại Pepsico chia sẻ.
Kể từ khi thành lập vào năm 2017, Greenhouse Accelerator đã hợp tác với 86 công ty trên khắp Trung Đông, Bắc Phi, châu Âu, châu Phi Hạ Sahara, Mỹ và APAC. Đến nay, tổng doanh thu của các công ty khởi nghiệp mới nổi đã vượt 20 triệu USD. Năm ngoái, chương trình nhận được hơn 100 đơn đăng ký từ khu vực APAC và chiến thắng thuộc về Powered Carbon. Giải pháp phân bón có hàm lượng carbon thấp của Powered Carbon sử dụng năng lượng sạch để nuôi cấy vi khuẩn, đã được thử nghiệm trên khoai tây ở nông trại của PepsiCo tại Quảng Đông, Trung Quốc.
Trong lần tổ chức thứ hai này tại khu vực APAC, PepsiCo hợp tác với Suntory PepsiCo Beverage Thailand, Suntory PepsiCo Vietnam Beverage và Circulate Capital với mục tiêu giải quyết một loạt các thách thức môi trường và nuôi dưỡng một thế hệ doanh nhân có thể tạo ra tác động tích cực trên nhiều khía cạnh của sự bền vững.
Ông Ashish Joshi, Giám đốc điều hành, Suntory PepsiCo Beverage (Thái Lan), cho biết: "Là lãnh đạo trong ngành đồ uống, Suntory PepsiCo Thái Lan đang chủ động giải quyết các thách thức môi trường thông qua cam kết kiên định về tính bền vững, đổi mới và tuân thủ. Chúng tôi đang không ngừng làm việc để tối ưu hóa các quy trình nội bộ và giảm phát thải khí nhà kính trên toàn bộ chuỗi giá trị của chúng tôi, đồng thời hợp tác với các đơn vị liên quan nhằm hướng tới một xã hội không có carbon. Chúng tôi xác định rõ ràng các vấn đề ưu tiên, bao gồm đạt được mục tiêu bảo tồn và bổ sung nguồn cấp nước, thúc đẩy quản lý bao bì bền vững cho nền kinh tế tuần hoàn và giảm khí thải nhà kính trong suốt quá trình hoạt động. Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác, chúng tôi rất vui được tham gia chương trình này nhằm xây dựng một xã hội bền vững, ưu tiên trách nhiệm môi trường”.
“Suntory PepsiCo Việt Nam tự hào là đối tác trong sáng kiến đầy tác động này, tạo ra một nền tảng nơi những đổi mới có thể phát triển mạnh mẽ và góp phần xây dựng một tương lai bền vững hơn. Chiến lược và mục tiêu bền vững của công ty chúng tôi phù hợp với cam kết của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là cam kết đạt phát thải bằng “0” vào năm 2050. Chúng tôi đã hợp tác với các đối tác chiến lược để thực hiện nhiều sáng kiến nhằm hiện thực hóa các mục tiêu bền vững, đặc biệt là việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy sản xuất và giảm tiêu thụ nhựa nguyên sinh, từ đó giảm phát thải khí nhà kính,” ông Jahanzeb Khan, Tổng Giám đốc Suntory PepsiCo Việt Nam cho biết.
Đăng ký tham gia chương trình PepsiCo Greenhouse Accelerator APAC năm 2024, chủ đề “Phát triển bền vững”, tại website greenhouseaccelerator.com/apac/ hoặc trang Linkedin của PepsiCo tại linkedin.com/company/pepsico
Bảy chương trình thử nghiệm từ Greenhouse Accelerator APAC năm 2023– chủ đề “Phát triển bền vững”
Adiona
Giải pháp phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) của Adiona tập trung vào lập kế hoạch và tối ưu hoá lộ trình vận chuyển chặng cuối, dựa trên dữ liệu thời gian thực. Thử nghiệm về dữ liệu cho thấy tối ưu hóa tuyến đường có thể giúp giảm 19,4% cả về quãng đường di chuyển và lượng khí CO2 thải ra từ các tuyến vận tải của Tingalpa.
Aspiring Materials
Aspiring Materials thúc đẩy hấp thụ CO2 thông qua việc sử dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên.
REMAKEHUB
REMAKEHUB thúc đẩy tính tuần hoàn của bao bì thông qua nâng cấp, tái tạo một cách sáng tạo nhựa giá trị thấp và nâng cao ý thức người tiêu dùng.
Powered Carbon
Powered Carbon chuyển đổi CO2 thành các hoá chất hữu ích thông qua việc sử dụng năng lượng sạch.
HRK Group
HRK Group phát triển giải pháp giúp giải quyết vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa bằng cách phát triển bao bì thực phẩm bằng giấy không thấm nước có khả năng phân hủy sinh học, phân hủy và tái chế 100%.
MEDS Ventures
Công cụ DECAPLAN của MEDS là nền tảng số duy nhất trên thế giới hiện nay cho phép tối ưu hoá và khử carbon đầu cuối theo một quy trình đa năng lượng và đa mục tiêu tại các khu công nghiệp.
Green2Get
Nền tảng và ứng dụng kỹ thuật số của Green2Get thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn bằng cách kết nối các bên liên quan trong chuỗi giá trị tái chế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch vật liệu hiệu quả và khuyến khích sửa đổi hành vi tái chế bền vững.