(thitruongtaichinhtiente.vn) - Lạm phát của Mỹ tiếp tục tăng phi mã, với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1982 khi chuỗi cung ứng gặp khó khăn và thiếu hụt khiến giá tăng cao hơn.
Ngày 10/12, Cục Thống kê Lao động cho biết giá tiêu dùng ở Mỹ đã tăng vọt 6,8% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm trước. Lần cuối cùng cả nước chứng kiến sự gia tăng lạm phát hàng năm như vậy là vào năm 1982.
Nếu tính trên cơ sở hằng tháng thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 0,8% so với tháng 10.
Mặc dù chỉ số lạm phát toàn phần hàng năm thường phản ánh đúng với kỳ vọng, nhưng dữ liệu thu thập được trước khi Omicron - biên thể được tuyên bố là "biến thể đáng lo ngại" dã làm dấy lên lo ngại rằng các biện pháp nhằm hạn chế virus phá hoại doanh nghiệp có thể sắp xảy ra.
Nỗi lo lớn là liệu lạm phát bùng nổ trong năm nay xuất phát từ những khó khăn trong chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu nguyên liệu thô cũng như người lao động có làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại hay không - một hỗn hợp độc hại mà các nhà kinh tế gọi là “lạm phát đình trệ”.
Trong khi nhiều nhà phân tích đã điều chỉnh một chút dự báo tăng trưởng kinh tế xuống, tâm lý chung là một kịch bản lạm phát đình trệ vẫn còn xa và sự phục hồi sẽ vẫn đi đúng hướng.
Sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng tất cả các mặt hàng tiếp tục trên diện rộng, trong đó giá xăng dầu, tiền thuê nhà, thực phẩm, ô tô và xe tải tăng cao dẫn đến mức phí cao hơn.
Việc tăng giá trong năm nay đối với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu đặc biệt khó khăn đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp vì mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập của họ.
Giá năng lượng cao hơn 33,3% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá thực phẩm cao hơn 6,1% - mức thay đổi lớn nhất trong 12 tháng trong ít nhất 13 năm trở lại đây.
Một số nhà phân tích nói rằng, chúng ta có thể đã chứng kiến mức độ lạm phát giá nhiên liệu tồi tệ nhất.
Paul Ashworth, nhà kinh tế trưởng của Capital Economics, cho biết: “Với giá năng lượng giảm mạnh trong những tuần gần đây, tháng trước (tháng 11) có lẽ đã đánh dấu mức đỉnh”.
Cái gọi là CPI “lõi” bao gồm thực phẩm và năng lượng đã tăng 4,9% trong tháng 11 so với một năm trước đó và tăng 5% so với tháng trước.
Những người Mỹ thuê nhà tiếp tục bỏ ra nhiều tiền hơn để thuê chỗ ở. Chỉ số nơi ở, phản ánh chi phí thuê nhưng có xu hướng tụt hậu do cách thu thập dữ liệu, đã tăng 3,8% vào tháng trước so với cùng kỳ năm trước.
Giá thuê nhà tăng mạnh trong năm nay là do giá nhà tạm trú đang tăng lên khi các chính sách trục xuất đang hết hạn. Hàng triệu người Mỹ đang phải đối mặt với viễn cảnh vô gia cư sau lệnh cấm trục xuất hết hạn, điều này sẽ chỉ khiến họ khó tìm được chỗ ở mới trong một thị trường cho thuê vốn đã rất đắt đỏ.
Mặc dù những người Mỹ đang làm việc đang được tăng lương nhờ vào số lượng việc làm gần kỷ lục, những mức tăng lương đó không theo kịp với lạm phát.
Vào tháng 11, thu nhập trung bình theo giờ tăng 4,8% so với một năm trước đó.
Cục Dự trữ Liên bang đã ưu tiên việc đưa người Mỹ trở lại làm việc trong quá trình phục hồi hơn là xử lý các áp lực về giá cả vì họ coi lạm phát tăng vọt trong năm nay là hậu quả tạm thời của đại dịch.
Tuy nhiên, Chủ tịch Fed - ông Jerome Powell gần đây đã đưa ra tín hiệu về sự thay đổi trong suy nghĩ của Fed.
Gần đây, ông nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng có lẽ đã đến lúc cho từ "tạm thời" “nghỉ hưu” khi mô tả lạm phát và cho biết Fed có thể đẩy nhanh việc ngừng mua trái phiếu - giúp giữ cho chi phí vay dài hạn ở mức thấp. Tốc độ giảm mua tài sản nhanh hơn có thể chuẩn bị cơ sở cho một đợt tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt lạm phát sớm hơn dự kiến.
Trong tuần tới, Fed dự kiến sẽ có cuộc họp 2 ngày bàn về chính sách, đây cũng là cuộc họp cuối cùng trong năm của Fed.
(Nguồn: Al Jazeera)