“Các giải pháp an ninh mạng và trải nghiệm khách hàng của chúng tôi đang giúp tạo ra một tương lai kỹ thuật số an toàn, bao trùm dành cho tất cả mọi người thông qua một loạt công nghệ định danh, công nghệ mạng và trí tuệ nhân tạo (AI)” - chia sẻ của ông Safdar Khan - Chủ tịch khu vực Đông Nam Á của Mastercard.
Tháng 10/2024, Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Mastercard, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và 9 ngân hàng thương mại đầu tiên đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát hành thẻ đồng thương hiệu. Theo ông, mối quan hệ hợp tác này sẽ tác động và đóng góp như thế nào vào sự phát triển chung của ngành tài chính - ngân hàng tại Việt Nam?
Ông Safdar Khan: Hợp tác giữa Mastercard và NAPAS với 9 đối tác ngân hàng đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, là sự kết hợp giữa sức mạnh trong nước với phạm vi bao phủ toàn cầu. Chương trình hợp tác phát hành thẻ đồng thương hiệu đầu tiên này không chỉ mang lại cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn thanh toán hơn mà còn định vị Việt Nam là một quốc gia với năng lực cạnh tranh cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu nhờ đẩy mạnh khả năng thanh toán xuyên biên giới cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam.
Mastercard cung cấp cho các ngân hàng một loạt các sản phẩm và dịch vụ đổi mới.
Chương trình hợp tác sẽ cung cấp một giải pháp tích hợp duy nhất cho phép chủ thẻ NAPAS thanh toán tại bất kỳ điểm chấp nhận thẻ Mastercard nào trên thế giới, nhờ đó tăng cường niềm tin và nâng cao sự thuận tiện cho người tiêu dùng, đồng thời loại bỏ các vấn đề thường phát sinh trong thanh toán quốc tế truyền thống.
Hơn nữa, nhờ sự kết hợp giữa các tiêu chuẩn toàn cầu về bảo mật, năng lực mở rộng của Mastercard với những hiểu biết sâu sắc về thị trường trong nước của NAPAS, sáng kiến này còn hỗ trợ mục tiêu của chính phủ hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt đến từ việc khuyến khích người tiêu dùng chuyển đổi sang các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Thỏa thuận hợp tác cũng cho phép các ngân hàng trong nước tiếp cận khai thác mạng lưới và công nghệ của Mastercard, nâng cao năng lực thanh toán, chất lượng dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh và tạo điều kiện để các ngân hàng cung cấp các giải pháp tài chính bao trùm hơn hơn trên phạm vi cả nước.
Trong tương lai, chương trình hợp tác này tạo một tiền lệ về cách thức các tổ chức tài chính có thể khai thác mạng lưới toàn cầu để thúc đẩy sự đổi mới, đồng thời đảm bảo tính bảo mật, hiệu quả và khả năng mở rộng của các hệ thống thanh toán, mở đường cho Việt Nam tiếp tục hành trình chuyển đổi số, củng cố vị thế là một quốc gia phát triển năng động trong nền kinh tế số khu vực. Và hơn hết, mối quan hệ hợp tác này sẽ góp phần xây dựng hệ thống tài chính tại Việt Nam mạnh mẽ hơn, kết nối liên thông tốt hơn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, giúp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thanh toán liền mạch ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
Với năng lực chuyên môn và mạng lưới rộng khắp trên toàn cầu, ông có thể chia sẻ cách Mastercard hỗ trợ các đối tác ngân hàng Việt Nam trong chương trình hợp tác này?
Ông Safdar Khan: Trong giai đoạn đầu, Mastercard và NAPAS đang hợp tác triển khai với 9 ngân hàng trong nước bao gồm Agribank, BIDV, VietinBank, MB, TPBank, Sacombank, HD Bank, PVcomBank và Nam A Bank. Đây là các ngân hàng đối tác quan trọng trong hệ thống, đã cho thấy năng lực số hóa hoạt động một cách bền bỉ cũng như cung cấp nhiều phương thức thanh toán đổi mới, sáng tạo. Thông qua chương trình hợp tác mới này, Mastercard mong muốn hỗ trợ các ngân hàng mở rộng hơn nữa các năng lực thanh toán kỹ thuật số, đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm cung cấp để thu hút và gắn kết với những khách hàng ưu tiên các giải pháp số hơn.
Thông qua năng lực phân tích dữ liệu sâu rộng của mình, Mastercard còn cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của người tiêu dùng và xu hướng thị trường thanh toán cho các ngân hàng
Sáng kiến này là một trong nhiều hoạt động mà Mastercard đang thực hiện trên toàn cầu nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện để các đối tác ngân hàng của chúng tôi mở rộng phạm vi hiện diện kỹ thuật số và nâng cao vai trò trong trong nền kinh tế không dùng tiền mặt.
Thông qua đẩy mạnh khai thác năng lực chuyên môn và nguồn lực toàn cầu của mình, Mastercard không chỉ giúp các đối tác ngân hàng vượt qua những thách thức đặt ra trong hành trình tham gia vào nền kinh tế số một cách hiệu quả mà còn cung cấp cho các ngân hàng những giải pháp giúp họ đưa tương lai thanh toán vào trong đời sống thực tiễn của người tiêu dùng, từ đó phát triển và mở rộng các hệ sinh thái thanh toán.
Ông có thể chia sẻ sâu hơn về các biện pháp an toàn và bảo mật của thẻ đồng thương hiệu đầu tiên giữa NAPAS và Mastercard tại thị trường Việt Nam?
Ông Safdar Khan: Thẻ đồng thương hiệu mới sử dụng công nghệ thanh toán không tiếp xúc nhờ tích hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật của thẻ chip thanh toán nội địa tại Việt Nam (VCCS) trên thẻ NAPAS với ứng dụng thanh toán M/Chip của thẻ Mastercard vào một chip vật lý duy nhất trên thẻ. M/Chip của Mastercard cho phép ủy quyền các giao dịch ngoại tuyến với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn ủy quyền giao dịch trực tuyến và do đó phù hợp với các khu vực có thông lượng cao hoặc ít kết nối hơn tại Việt Nam.
Thẻ đồng thương hiệu mới đáp ứng tiêu chuẩn EMV, một tiêu chuẩn toàn cầu về các giao dịch thanh toán an toàn và có khả năng tương tác. Yếu tố quan trọng của EMV đó là dữ liệu kỹ thuật số được tích hợp trong mọi giao dịch, giúp cho các giao dịch trở nên cực kỳ an toàn và giảm thiểu rủi ro gian lận.
Giai đoạn tiếp theo của chương trình hợp tác là ra mắt thẻ đồng thương hiệu kỹ thuật số, được trang bị các tính năng an toàn và bảo mật cũng như ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại của Mastercard.
Thẻ đồng thương hiệu mới đáp ứng tiêu chuẩn EMV, một tiêu chuẩn toàn cầu về các giao dịch thanh toán an toàn và có khả năng tương tác.
Với sự phát triển của công nghệ, thiết bị và khả năng thích ứng của các phương thức thanh toán, chúng tôi hiểu rằng an toàn và bảo mật hiện là ưu tiên hàng đầu của khách hàng, chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ cũng như các bên tham gia khác. Hoạt động kinh doanh của chúng tôi trên toàn cầu được xây dựng dựa trên lòng tin và bảo vệ khách hàng xuyên suốt hành trình của họ từ thời điểm mở trình duyệt, ứng dụng hoặc từ điểm bán hàng cho đến khi hoàn tất mua hàng. Sáng kiến thanh toán mới này thể hiện cam kết của Mastercard trong việc khai thác năng lực chuyên môn và nguồn lực toàn cầu của mình để giúp đối tác của chúng tôi có thể bảo vệ người tiêu dùng, giao dịch và thiết bị, những động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh mỗi ngày, từ đó xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số an toàn hơn, nơi các cá nhân và doanh nghiệp có thể yên tâm thanh toán và nhận thanh toán.
Ông có thể chia sẻ những thông tin chuyên sâu về các xu hướng đáng chú ý trong hành vi của người tiêu dùng liên quan đến thanh toán kỹ thuật số trên toàn cầu và đặc biệt là tại thị trường Việt Nam? Hợp tác giữa Mastercard, NAPAS và 9 ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam sẽ đáp ứng với những xu hướng này như thế nào?
Ông Safdar Khan: Có 2 xu hướng chính đang nổi lên khi người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng nhiều:
Người tiêu dùng Việt Nam cho thấy sự cởi mở và thực sự hào hứng, quan tâm đến các công nghệ thanh toán mới nổi, thể hiện rõ qua cách họ mua hàng và quản lý tài chính cá nhân[1].
Người tiêu dùng Việt Nam cho thấy sự cởi mở và thực sự hào hứng, quan tâm đến các công nghệ thanh toán mới nổi.
Việt Nam thăng hạng lên vị trí thứ 3 về chỉ số hào hứng du lịch nước ngoài trong khu vực Đông Nam Á.
Trong năm 2023, hơn 5 triệu khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài đã giúp Việt Nam thăng hạng lên vị trí thứ 3 về chỉ số hào hứng du lịch nước ngoài trong khu vực Đông Nam Á[4]. Sau đại dịch, du khách trên toàn cầu tiếp tục ưu tiên các hoạt động trải nghiệm trong khi đó chi tiêu của người tiêu dùng vẫn ở mức cao, nếu không muốn nói là có sự gia tăng đặc biệt ở các điểm đến tại khu vực châu Á Thái Bình Dương[5].
Thông qua chương trình hợp tác này, Mastercard, NAPAS và các ngân hàng đối tác của chúng tôi không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng Việt Nam mà còn mở đường cho tương lai thanh toán kỹ thuật số trong nước. Ngoài ra, nỗ lực kết nối xuyên biên giới này phản ánh tầm nhìn của Mastercard về một thế giới kết nối trong đó thanh toán quốc tế cũng liền mạch và xuyên suốt như thanh toán trong nước.
Dưới góc độ về thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, sự hợp tác giữa các bên sẽ tạo ra những tác động như thế nào? Ông cũng có thể chia sẻ kỳ vọng của Mastercard trong tương lai gần từ mối quan hệ hợp tác này?
Ông Safdar Khan: Bằng cách cung cấp các tính năng thanh toán toàn cầu của Mastercard trên thẻ nội địa NAPAS, sáng kiến này giúp cho người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là những người trong các cộng đồng chưa được cung cấp dịch vụ có thể tiếp cận các giải pháp thanh toán an toàn và thuận tiện. Điều này phù hợp với sứ mệnh của Mastercard, đó là xây dựng một nền kinh tế kỹ thuật số bao trùm, bền vững cho tất cả mọi người tại bất cứ nơi đâu.
Thông qua quan hệ đối tác của Mastercard với NAPAS và các ngân hàng, người tiêu dùng vốn chủ yếu dựa vào hệ thống thanh toán trong nước giờ đây sẽ có thể tiếp cận và thực hiện các giao dịch xuyên biên giới thông qua mạng lưới toàn cầu của Mastercard. Do đó, chương trình hợp tác không chỉ cung cấp một giải pháp thanh toán linh hoạt đáp ứng nhu cầu của khách hàng thường xuyên đi du lịch mà còn giúp cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nhân và cộng đồng chưa sử dụng dịch vụ được tiếp cận các giải pháp thanh toán an toàn, có thể nhân rộng và được chấp nhận thanh toán trên phạm vi toàn cầu.
Một loạt các giải pháp thanh toán kỹ thuật số an toàn, thuận tiện với giá cả phù hợp có thể thúc đẩy mạnh mẽ tài chính bao trùm.
Trong một thế giới mà các giao dịch kỹ thuật số và dịch vụ trực tuyến đóng một vai trò rất quan trọng để tham gia vào nền kinh tế hiện đại, thực hiện hoặc nhận thanh toán kỹ thuật số thường là bước đột phá đầu tiên trong các dịch vụ tài chính chính thức cho người tiêu dùng chưa được phục vụ. Việc tích hợp các công nghệ tiên tiến toàn cầu tiếp tục giúp xây dựng lòng tin và sự an tâm, khuyến khích việc áp dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số trong nhóm khách hàng cá nhân còn đang lưỡng lự ngừng thanh toán tiền mặt vì các lo ngại về an toàn và bảo mật.
Thông qua việc thúc đẩy các ngân hàng trong nước đổi mới sáng tạo để tiếp cận nhóm khách hàng chưa sử dụng hoặc sử dụng hạn chế các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, sáng kiến này cũng hỗ trợ các nỗ lực thực hiện tài chính toàn diện của Việt Nam. Một loạt các giải pháp thanh toán kỹ thuật số an toàn, thuận tiện với giá cả phù hợp có thể thúc đẩy mạnh mẽ tài chính toàn diện, đồng thời đẩy mạnh sự tham gia của người dân vào nền kinh tế kỹ thuật số, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên khắp cả nước.
Đây chỉ là khởi đầu cho mối quan hệ đối tác chiến lược của chúng tôi với NAPAS. Trong giai đoạn tiếp theo bắt đầu từ năm 2025, NAPAS và Mastercard sẽ mở rộng sáng kiến đến các ngân hàng thành viên tiếp theo, hướng đến tất cả các ngân hàng có nhu cầu. Là một đối tác lâu dài, không ngừng xúc tiến đổi mới và phát triển, Mastercard vẫn kiên định với các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam, củng cố cam kết toàn cầu của chúng tôi trong việc kết nối một tỷ người với nền kinh tế số vào năm 2025.
Trân trọng cảm ơn ông, chúc cho các sáng kiến và kế hoạch của Mastercar cùng NAPAS và các đối tác ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai thành công trong thời gian tới!