Nhìn ra thế giới

IMF: Phụ nữ đấu tranh để được trả lương và thăng tiến bình đẳng tại các ngân hàng trung ương

Minh Ngọc 18/05/2023 10:38

Theo một khảo sát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gần một nửa người lao động làm việc tại các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế tiên tiến là phụ nữ, nhưng trung bình chỉ có 1/3 phụ nữ là nhà kinh tế hoặc quản lý. Trong khi đó, phụ nữ chiếm 80% trong các công việc liên quan đến hành chính và nhân sự. Điều này cho thấy khoảng cách về giới vẫn tồn tại.

Đây là cuộc khảo sát đầu tiên của IMF về vấn đề này. Các ngân hàng trung ương thuộc nhóm G7 cũng như Ngân hàng Trung ương hâu Âu (ECB) đã tham gia vào cuộc khảo sát. Chủ đề khảo  bao gồm sự đa dạng chính sách, thông lệ  việc làm, thu nhập, nghỉ phép và sắp xếp công việc, chăm sóc trẻ em và các phúc lợi khác.

Sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát, IMF đã thiết kế một chỉ số mới - Chỉ số giới tính nguồn nhân lực (HRGI), sử dụng thang điểm từ 0 đến 1, với 1 là bình đẳng tối đa. Theo Biểu đồ dưới đây, các chính sách xóa bỏ khoảng cách giới tính chỉ thành công một phần. Phạm vi và sự khác biệt lớn về điểm số cho thấy, các ngân hàng trung ương có thể làm nhiều hơn để giảm khoảng cách giới.

Bình đẳng giới tại các ngân hàng trung ương

Các ngân hàng trung ương có cơ hội cải thiện một số khía cạnh của bình đẳng giới như được thể hiện trong Chỉ số nguồn nhân lực giới.

Điểm số và phạm vi chỉ số của các ngân hàng trung ương thuộc G7 và ECB

anh-chup-man-hinh-2023-05-16-103308.jpg
Lưu ý: Các dấu chấm hiển thị điểm trung bình và các thanh giới hạn hiển thị Chỉ số nguồn nhân lực giới và 5 cột mốc. Nguồn: IMF

Tính trung bình, các ngân hàng trung ương đạt điểm cao về sự đa dạng chính sách, chẳng hạn như, mục tiêu tuyển dụng hoặc các chương trình hướng  và các chương trình phỏng vấn được đảm bảo. Tuy nhiên, những chính sách này hiếm khi được đưa vào quy định và thường  có hạn chế đối với những người khuyết tật.

Điểm mà các ngân hàng trung ương tụt hậu là loại hình tuyển dụng và trả lương - 65% tổng số nhân viên hợp đồng bán thời gian là phụ nữ. Ở một số ngân hàng trung ương, tỷ lệ này tăng lên tới 80%. Mặc dù các hợp đồng này mang tính linh hoạt nhưng lại hạn chế sự phát triển nghề nghiệp của phụ nữ, góp phần dẫn tới chỉ có một số lượng nhỏ phụ nữ ở các vị trí quản lý.

Khoảng cách giới thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn đối với việc trả lương - chỉ 27% phụ nữ nằm trong nhóm  20% có thu nhập hàng năm cao nhất.

Chính sách dành cho chăm sóc trẻ em và các khoản trợ cấp liên quan cũng bị hạn chế mặc dù chế độ nghỉ phép dành cho cha mẹ và sắp xếp công việc linh hoạt được áp dụng khá phổ biến.

IMF cho biết dự định mở rộng phạm vi khảo sát tới nhiều ngân hàng trung ương ở cả các nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển, phù hợp với chiến lược của IMF về bình đẳng giới và nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích kinh tế của sự đa dạng và bình đẳng giới.

*Bài viết dựa trên một tài liệu gần đây của IMF, có tiêu đề “Ai là Ngân hàng Trung ương: Giới tính, Nguồn nhân lực và Ngân hàng Trung ương.” Các tác giả là Mariarosaria Comunale, Petra de Bruxelles, Kalpana Kochhar, Juliette Raskauskas và D. Filiz Unsal. Filiz Unsal hiện đang làm việc cho OECD. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
IMF: Phụ nữ đấu tranh để được trả lương và thăng tiến bình đẳng tại các ngân hàng trung ương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO