Năm nay, những thách thức từ việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ và việc kinh tế Trung Quốc hồi phục chậm chạp từ cuộc khủng hoảng COVID-19 đã gây ra nhiều sức ép lên các nền kinh tế Đông Nam Á.
Đánh giá về tiềm năng tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á, giới phân tích quốc tế dự báo, tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á sẽ cải thiện vào năm sau, tuy nhiên, điều kiện kinh tế vĩ mô xấu đi sẽ có thể gây ra ảnh hưởng khác nhau lên các nước.
Các nước phụ thuộc vào thương mại đang chưa hết khó khăn sau một năm tăng trưởng suy giảm do kinh tế Trung Quốc và nhiều nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng yếu đi.
Vào ngày thứ Tư vừa qua, Chính phủ Singapore công bố dự báo tăng trưởng kinh tế của Singapore năm 2024 trong ngưỡng khoảng từ 1 - 3%, Chính phủ Singapore cho rằng, nhu cầu toàn cầu với hàng điện tử sẽ cải thiện. Vào tháng 10/2023, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cam kết tăng trưởng năm sau sẽ ở ngưỡng khoảng 2,1%.
“Nhận định về năm 2024, tăng trưởng GDP của nhóm nền kinh tế lớn như Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu nhiều khả năng sẽ chững lại hơn nữa trong nửa đầu năm 2024, bởi điều kiện tài chính thắt chặt. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng hạ nhiệt trong năm 2024 bởi xét đến yếu tố suy yếu trong lĩnh vực bất động sản cũng như tiêu dùng cá nhân”, thư ký thường trực Bộ Công thương Singapore – ông Gabriel Lim phân tích.
Trong năm nay, những thách thức từ việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ và việc kinh tế Trung Quốc hồi phục chậm chạp từ cuộc khủng hoảng COVID-19 đã gây ra nhiều sức ép lên các nền kinh tế Đông Nam Á, đặc biệt thông qua kênh thương mại.
Số liệu GDP của Singapore trong thời gian quý II/2023 cho thấy, xuất khẩu các mặt hàng không tính dầu mỏ của nước này giảm đến 18,8% so với cùng kỳ năm trước dù rằng số liệu tăng trưởng GDP chủ chốt cho thấy sự phục hồi lên ngưỡng 1,1% từ ngưỡng 0,5% trước đó.
Thái Lan và Indonesia cũng ghi nhận tăng trưởng chững lại trong thời gian quý II/2023, mức tăng trưởng lần lượt là 1,5% và 4,9% do nhu cầu bên ngoài yếu đi. Cả hai con số này đều tệ hơn so với kỳ vọng của thị trường.
Các chuyên gia phân tích thuộc tổ chức nghiên cứu BMI khẳng định: “Chúng tôi rõ ràng đã đánh giá cao quá mức “sức khỏe” của kinh tế Thái Lan trong năm nay, hiện tại chúng tôi đang điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2023 từ 2,8% xuống 2,5%. Sự suy yếu của tăng trưởng kinh tế Thái Lan đồng nghĩa sẽ vẫn còn nhiều không gian để tăng trưởng tăng tốc”.
Tuy nhiên, không phải nền kinh tế Đông Nam Á nào cũng tăng trưởng yếu đi. Malaysia, Philippines và Việt Nam đều công bố tăng trưởng GDP tốt hơn kỳ vọng trong quý II/2023, mức tăng trưởng lần lượt đạt 3,3%, 5,9% và 5,3%.
“Nhóm các nền kinh tế phát triển theo định hướng xuất khẩu đặc biệt như Singapore, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan hiện vẫn chưa hết khó khăn”, chuyên gia kinh tế Đông Nam Á tại Ngân hàng HSBC – bà Yun Liu nhấn mạnh.
Cũng theo bà Liu, HSBC dự báo chu kỳ thương mại toàn cầu năm 2024 sẽ phục hồi dần dần. Điều đó cũng đồng nghĩa khi chu kỳ thương mại đảo chiều, nhóm các nền kinh tế khu vực sẽ ghi nhận sự phục hồi nhẹ về thương mại.
Trong cập nhật vào tháng trước của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), cơ quan này dự báo lạm phát tại khu vực Đông Nam Á cũng như Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc dự kiến sẽ hạ nhiệt còn 2,6% trong năm 2024 từ ước tính 2,9% trước đó.
Tuy nhiên, MRO cũng cảnh báo việc giá thực phẩm và năng lượng toàn cầu tăng vọt những tháng gần đây tạo ra băn khoăn về khả năng giá hàng hóa toàn cầu tăng vọt, rủi ro lạm phát trở nên rõ ràng hơn.
AMRO cho rằng, triển vọng tăng trưởng của nhóm ASEAN+3 hiện đang đầy bất ổn, cú sốc giá năng lượng toàn cầu kết hợp với tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm sẽ gây ra cú sốc lớn với khu vực.
Sự chững lại của kinh tế Trung Quốc đang kéo lùi sự tăng trưởng của ngành sản xuất toàn cầu. Không chỉ ngành sản xuất điện thoại thông minh, bán dẫn và hàng điện tử suy giảm, nhu cầu với các sản phẩm máy móc đồng thời yếu đi bởi đầu tư vốn ở mức thấp.
Theo phân tích và tính toán của Nikkei thực hiện với kết quả kinh doanh của khoảng 13.000 doanh nghiệp niêm yết tại Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật và nhiều nền kinh tế khác trong giai đoạn quý III/2023, tổng thu nhập ròng của nhóm này ước tính khoảng 1,1 nghìn tỷ USD. Tổng lợi nhuận ròng của ngành sản xuất trong quý này giảm ước tính khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước và như vậy ghi nhận quý giảm thứ 4 liên tiếp.
Nikkei phân tích dựa trên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tính đến ngày thứ Tư (ngày 22/11), sử dụng dữ liệu từ QUICK and FactSet. Đối với những doanh nghiệp còn chưa công bố kết quả tài chính, các chuyên gia đã sử dụng đến dự báo thị trường. Ước tính khoảng 13.000 doanh nghiệp được đưa vào tính toán này chiếm khoảng 90% giá trị vốn hóa thị trường của toàn ngành sản xuất toàn cầu.
9/16 nhóm ngành trên toàn cầu, chủ yếu liên quan đến ngành sản xuất, công bố lợi nhuận suy giảm.
Lợi nhuận của ngành hóa học giảm sâu nhất, mức hạ ghi nhận đến 43%. Lợi nhuận của ngành điện tử giảm 12%. Lĩnh vực máy móc ghi nhận quý giảm lợi nhuận đầu tiên trong năm quý gần đây, mức giảm 10%.
Trong khi lợi nhuận của ngành phi sản xuất giảm 16%, sự chững lại của Trung Quốc gây ra sức ép lớn lên các doanh nghiệp sản xuất. Lợi nhuận ròng của ước tính khoảng 240 doanh nghiệp sản xuất ngoài Trung Quốc nơi mà tỷ lệ doanh thu của thị trường Trung Quốc, chiếm khoảng từ 30% trở lên được dự báo giảm khoảng 30%.
Việc các doanh nghiệp sản xuất khó khăn càng trở nên rõ ràng hơn nếu so với nhóm doanh nghiệp có mức độ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thấp hơn. Thu nhập ròng của nhóm doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc từ 10% đến 30% doanh thu giảm ước tính khoảng 1%. Còn đối với những doanh nghiệp có khoảng hơn 10% doanh thu đến từ Trung Quốc, lợi nhuận ròng tăng khoảng 7%.
Nguồn: Tổng hợp (Nikkei, CNBC)