Hoạt động ngân hàng

An Giang: Đoàn đại biểu Quốc hội làm việc với ngành Ngân hàng

ThS.Trần Trọng Triết 09/10/2024 - 16:28

Để chuẩn bị tốt nội dung tham gia góp ý kiến của Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang tại các phiên thảo luận đối với các nội dung có liên quan dự thảo Luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 9/10/2024, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi làm việc với ngành Ngân hàng An Giang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (dự kiến từ ngày 21/10/2024 đến ngày 30/11/2024).

img_20241009_161323.jpg
Quang cảnh buổi làm việc

Tiếp và báo cáo kết quả hoạt động ngành Ngân hàng An Giang có ông Nguyễn Tuấn Dũng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh An Giang và các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh An Giang, 9 tháng năm 2024, tổng số dư vốn huy động vốn là 71.060 tỷ đồng, tăng 2,46% so cuối năm 2023. Cho vay nền kinh tế, đạt dư nợ tín dụng là 121.147 tỷ đồng, tăng 7,66% so với cuối năm 2023.

Chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, nợ xấu dưới mức 3%. Nợ xấu đến cuối tháng 9/2024 ước khoảng 2.264 tỷ đồng, chiếm 1,87% tổng dư nợ.

Cơ cấu tín dụng giữa nội tệ và ngoại tệ; giữa ngắn hạn với trung và dài hạn đảm bảo, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn của các TCTD trên địa bàn. Tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh là động lực tăng trưởng kinh tế.

Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương và chương trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Dư nợ cho vay lĩnh vực ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 55) dư nợ đạt 75.218 tỷ đồng, tăng 6,66% so với cuối năm 2023, chiếm 62,09% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Lượng kiều hối gửi về An Giang đến cuối tháng 9/2024 là 34,034 nghìn USD. Tăng 11,79% so với cùng kỳ 2023. Lượng kiều hối gửi về tỉnh An Giang trong những năm gần đây cho thấy sự đóng góp quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Công tác phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện tốt, hằng tháng đơn vị đều cung cấp đầy đủ thông tin về các giải pháp tích cực của ngành Ngân hàng và những kết quả nổi bật trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn như: triển khai các cơ chế chính sách của ngành Ngân hàng, tình hình tăng trưởng huy động tiền gửi tiết kiệm, tăng trưởng tín dụng cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn gửi đến chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan sở, ban ngành, hiệp hội doanh nghiệp qua đó để các cơ quan đơn vị năm bắt đầy đủ kịp thời và có tuyên truyền thông suốt các cơ chế chính sách ngành Ngân hàng đang thực hiện.

Trên địa bàn tỉnh An Giang, nhìn chung trong 9 tháng đầu năm 2024, các TCTD trên địa bàn đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và cấp uỷ, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo hoạt động hệ thống ngân hàng trên địa bàn tiếp tục có sự phát triển ổn định, các TCTD rất quan tâm chia sẻ đồng hành với khách hàng vay, tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng vay nhằm giúp người dân và doanh nghiệp khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, đối với 2 mặt hàng chủ lực của tỉnh có tỷ lệ tăng trưởng cao (cho vay lúa, gạo tăng 11,68%; thuỷ sản tăng 7,78%).

Tại buổi làm việc, ông Trình Lam Sinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đánh giá cao sự phối kết hợp chặt chẽ thường xuyên của ngành Ngân hàng An Giang trong kế hoạch hoạt động tiếp xúc cử tri và có giải trình kịp thời đẩy đủ thỏa đáng các kiến nghị của cử tri với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trong thời gian qua.

Tại buổi làm việc các đại biểu có đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (dự thảo ngày 14/6/2024) và các văn bản pháp luật liên quan.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
An Giang: Đoàn đại biểu Quốc hội làm việc với ngành Ngân hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO