Xu hướng tiêu dùng không tiền mặt và sự bắt kịp xu hướng của ngân hàng

P.V| 15/06/2020 16:02
Theo dõi Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trên

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Tiêu dùng không tiền mặt đang trở thành thói quen tiêu dùng mới, đặc biệt là giới trẻ. Đi mua sắm, đi siêu thị, đi ăn thay vì phải mang theo tiền mặt thì nay chỉ cần thẻ ngân hàng và điện thoại.

Ảnh minh họa

Xu hướng mới và sự bắt kịp xu hướng của ngân hàng

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), thanh toán điện tử qua thẻ ngân hàng, internet, điện thoại di động đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Trong 2 tháng đầu năm 2020, giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng cả về số lượng và về giá trị, với tỉ lệ tương ứng là hơn 37% và 28% so với cùng kỳ năm 2019.

Giao dịch qua kênh internet tăng gần 33% về giá trị. Đặc biệt, giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng 195,3% về số lượng và hơn 117% về giá trị.

Theo thống kê của NHNN, trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, bình quân 1 tháng có khoảng 15 triệu người sử dụng internet banking và mobile banking. Ước tính, một ngày Việt Nam có khoảng 30 triệu giao dịch thanh toán.

Các số liệu trên cho thấy, phương thức thanh toán tiền mặt đang giảm dần, thay vào đó là xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt, vì đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những người trẻ vì sự năng động, nhạy bén với công nghệ và sự cởi mở với các phương tiện thanh toán mới.

Không chỉ các công ty Fintech, hiện các ngân hàng cũng kịp thời đón đầu xu hướng mới của người dùng khi liên tục tung ra sản phẩm, tiện ích, kèm ưu đãi hấp dẫn kích thích người dùng chi tiêu không tiền mặt.

Vừa qua, Ngân hàng Bản Việt cũng đã nhanh chóng tung ra thị trường dòng thẻ Visa Lifestyle Bản Việt với mức hoàn tiền đến 5% trên nhiều lĩnh vực chi tiêu. Có thể nói đây là một tính năng khá cạnh tranh và thu hút người dùng vì thông thường việc hoàn tiền nhiều như vậy chỉ giới hạn một số ít lĩnh vực.

Bên cạnh đó, các dòng thẻ tín dụng khác của Bản Việt như các dòng thẻ JCB, Visa Classic, Platinum cũng có rất nhiều tiện ích như miễn lãi đến 55 ngày, miễn phí thường niên,…..

Đối với việc thanh toán, thay vì phải sử dụng tiền mặt hay đến tận nơi mua sắm, khách hàng của Bản Việt cũng sẽ rất dễ dàng hơn rất nhiều khi chỉ cần mở một tài khoản trên ứng dụng mobile banking, sau đó thanh toán tất cả các loại hóa đơn hay liên kết ví để thanh toán các khoản mua sắm hàng ngày của mình.

Đặc biệt lần đầu tiên, trong 2 tuần từ ngày 8/6 - 19/6, khách hàng được hoàn 5% tổng giá trị thanh toán thanh toán trong 1 tuần khi thực hiện thanh toán bằng QRPay, thanh toán hóa đơn điện, nước, internet, nạp tiền điện thoại… trên internet banking, mobile banking.

Thói quen mới đã hình thành

Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen thanh toán của nhiều người. Từ chỗ đến tận nơi để mua sắm khách hàng chuyển qua thanh toán online qua ngân hàng điện tử, qua thẻ hoặc ví điện tử.

Bên cạnh đó, việc Chính phủ đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt và việc đẩy mạnh truyền thông về những lợi ích của các phương thức thanh toán mới cũng góp phần thay đổi hành vi của người dùng. Từ việc “nghe” nhiều người “dùng thử” và ngày càng thấy được hàng loạt tiện ích mà phương thức thanh toán này mang lại. 

Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh cũng cho rằng, trước dịch Covid-19 dù đặt hàng online nhiều nhưng người dùng chủ yếu trả bằng tiền mặt. “Sau dịch, thói quen tiêu dùng mới đã được tạo ra và tôi cho rằng xu hướng sẽ tăng mạnh trong thời gia tới vì hàng loạt lợi ích như tiết kiệm thời gian, công sức đi lại mà lại lợi hơn do được hưởng các khuyến mãi, ưu đãi từ ngân hàng, ví điện tử”, ông Minh nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xu hướng tiêu dùng không tiền mặt và sự bắt kịp xu hướng của ngân hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO